Ý nghĩa lời đề từ tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Ý nghĩa lời đề từ tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Hướng dẫn

Người lái đò sông Đà là bút kí nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Tuân. Tác phâm thu hút người đọc từ nhan đề và lời đề từ của tùy bút. Vậy lời đề từ này có ý nghĩa gì, anh chị hãy trình bày ý nghĩa lời đề từ của tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích ý nghĩa lời đề từ trong Người lái đò sông Đà

1. Mở bài

Giới thiệu tùy bút: Bút kí “Người lái đò sông đà” là tác phẩm tiêu biểu cho cái tài hoa, uyên bác ấy, bút kí là kết quả của chuyến đi thực tế gian khổ nhưng đầy trải nghiệm của nhà thơ lên vùng núi Tây Bắc. Vẻ đẹp của con sông Đà được Nguyễn Tuân khái quát đầy chi tiết qua hai lời đề từ của bài thơ.

2. Thân bài

– Lời đề từ đầu tiên, tác giả đã trích dẫn lời của nhà thơ Bronlewski “Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông”.

–> Câu thơ đã thể hiện cảm xúc trào dâng mãnh liệt trước tiếng hát, vẻ đẹp của dòng sông.

+ Thể hiện được cảm xúc đầy da diết, chân thực của nhà thơ.

+ Tiếng hát trên dòng sông ở đây gợi cho ta nhiều liên tưởng thú vị

– Lời đề từ thứ hai: “Chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu” ( Mọi dòng sông đều chảy về phía Đông, chỉ có sông Đà chạy về hướng Bắc)

–> Như vậy ngay lời đề từ đã gợi cho người đọc cảm nhận ấn tượng về sự độc đáo, của một cá tính mạnh mẽ của một cá tính riêng biệt của dòng sông Đà.

+ Sông Đà đã tự lựa chọn cho mình một hướng đi riêng, khác biệt hoàn toàn so với những con sông khác.

+ Nguyễn Tuân đã hé mở cho người đọc về một vẻ đẹp độc đáo của con sông Đà, đó là con sông có cá tính mạnh mẽ, khác biệt mà theo cách dùng từ của Nguyễn Tuân, đó là con sông hung bạo.

3. Kết bài

Với hai lời đề từ độc đáo, tác giả Nguyễn Tuân đã mở ra những vẻ đẹp, ấn tượng đầu tiên về con sông Đà, đó là một con sông vừa mang nội lực mãnh liệt, hung bạo vừa trữ tình nên thơ.

II. Bài tham khảo cho đề phân tích ý nghĩa của Người lái đò sông Đà

Nguyễn Tuân nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam, trong những sáng tác của mình, Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách tài hoa độc đáo của một cái tôi am hiểu, giàu trải nghiệm. Bút kí “Người lái đò sông đà” là tác phẩm tiêu biểu cho cái tài hoa, uyên bác ấy, bút kí là kết quả của chuyến đi thực tế gian khổ nhưng đầy trải nghiệm của nhà thơ lên vùng núi Tây Bắc. Vẻ đẹp của con sông Đà được Nguyễn Tuân khái quát đầy chi tiết qua hai lời đề từ của bài thơ.

Lời đề từ đầu tiên, tác giả đã trích dẫn lời của nhà thơ Bronlewski “Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông”. Câu thơ đã thể hiện cảm xúc trào dâng mãnh liệt trước tiếng hát, vẻ đẹp của dòng sông. Đặt lời đề từ trong quan hệ với bài bút kí của Nguyễn Tuân lại thể hiện được cảm xúc đầy da diết, chân thực của nhà thơ. Tiếng hát trên dòng sông ở đây gợi cho ta nhiều liên tưởng thú vị, phải chăng đó chính là tiếng hát của những người dân sống xung quanh dòng sông, những người có gắn bó sâu nặng với dòng sông, là tiếng hát cất lên từ tâm hồn đầy rạo rực của người nghệ sĩ hay đó lại là tiếng của sông Đà, là tiếng nước chảy, tiếng gió trên mặt dòng sông.

Không chỉ mượn lời thơ của Bronlewski, Nguyễn Tuân còn thể hiện những cảm xúc, tư tưởng chủ đề của bài bút kí thông qua lời đề từ thứ hai:

“Chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu” ( Mọi dòng sông đều chảy về phía Đông, chỉ có sông Đà chạy về hướng Bắc) Như vậy ngay lời đề từ đã gợi cho người đọc cảm nhận ấn tượng về sự độc đáo, của một cá tính mạnh mẽ của một cá tính riêng biệt của dòng sông Đà. Sông Đà đã tự lựa chọn cho mình một hướng đi riêng, khác biệt hoàn toàn so với những con sông khác. Nguyễn Tuân đã hé mở cho người đọc về một vẻ đẹp độc đáo của con sông Đà, đó là con sông có cá tính mạnh mẽ, khác biệt mà theo cách dùng từ của Nguyễn Tuân, đó là con sông hung bạo.

Với hai lời đề từ độc đáo, tác giả Nguyễn Tuân đã mở ra những vẻ đẹp, ấn tượng đầu tiên về con sông Đà, đó là một con sông vừa mang nội lực mãnh liệt, hung bạo vừa trữ tình nên thơ. Hình tượng con sông Đà được xây dựng trong tùy bút điển hình cho phong cách nghệ thuật độc đáo của cái tôi uyên bác, ưa thích xê dịch của Nguyễn Tuân.