Việc xây dựng nếp sống văn hóa trong xã hội hiện nay qua Một người Hà Nội

Việc xây dựng nếp sống văn hóa trong xã hội hiện nay qua Một người Hà Nội

Hướng dẫn

Đề bài: Từ truyện ngắn “Một người Hà Nội” anh (chị) rút ra bài học gì về việc xây dựng nếp sống văn hóa trong xã hội hiện nay.

Mở bài Việc xây dựng nếp sống văn hóa trong xã hội hiện nay qua Một người Hà Nội

Nói đến người Hà Nội chúng ta thường nghĩ đến nếp sống tinh tế, nhẹ nhàng, cách ứng sử thanh lịch. Truyện ngắn “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải đã thể hiện được chiều sâu tâm hồn, tính cách của người Hà Nội qua bao sự đổi thay của đất nước. Nếu ở tác phẩm “Mùa Lạc” chúng ta thấy được sức sống mãnh liệt, tình yêu bùng cháy của một tâm hồn đã chịu nhiều tổn thương thì ở “Một người Hà Nội” là một hạt bụi vàng chứa đầy những nét mềm mại tinh tế của người Hà Nội. Quan trọng hơn nữa qua tác phẩm này, Nguyễn Khải muốn gửi gắm thông điệp về việc xây dựng nếp sống văn hóa mới.

Thân bài Việc xây dựng nếp sống văn hóa trong xã hội hiện nay qua Một người Hà Nội

Lấy nhân vật chính điển hình là người phụ nữ- đó là cô Hiền. Được viết dưới dạng nhãn quan của nhân vật “tôi” đã mang đến cho độc giả những cái nhìn rất chân thực về nếp sống và tính cách của người Tràng An.

Bối cảnh của câu chuyện là khi Hà Nội những năm đầu giải phóng. Khi ấy Hà Nội bắt đầu chế độ mới với nhiều sự thay đổi trong cách sống và sinh hoạt và nền kinh tế thị trường phát triển mạnh. Nhà cô Hiền sống ở giữa trung tâm của sự thay đổi ấy “ gia đình này rất khó gắn bó với chế độ mới, và chế độ mới cũng không thể tin cậy được ở họ. Là vì họ ở rộng quá, một tòa nhà tọa lạc ngay tại một đường phố lớn, hướng nhà nhìn thẳng ra cây si cổ thụ và hậu cung của đền Ngọc Sơn”. “Cái mặc họ cũng sang trọng quá. Mùa đông ông mặc áo ba-đờ-xuy, đi giày da, bà mặc áo măng-tô cổ lông, đi giày nhung đính hạt cườm. Lại cái ăn nữa, không giống số đông. Bàn ăn trải khăn trắng, giữa bàn có một lọ hoa nhỏ, bát úp trên đĩa, đũa bọc trong giấy bản và từng người ngồi đúng chỗ đã quy định”. “Họ đang tìm cách thích ứng với chế độ mới, cách sống, cách làm việc, và cả cách nói năng nữa”.

Trong sự thay đổi đó cô Hiền đã phải vươn lên để phù hợp với sự thay đổi của xã hội. Cô đã cố gắng kiếm lấy một cái nghề để nuôi sống gia đình, đó là vẻ đẹp của sự đảm đang, của những người phụ nữ Việt nói chung. Không chỉ khéo lo toan vun vén gia đình, cô còn là một người biết cách dạy con mình thành một người có trách nhiệm với Tổ quốc và một người trưởng thành.

Trong thời kì chiến tranh, tình yêu của cô dần lớn. Cô không thể cầm súng đi đánh giặc nhưng cô khuyên con của cô đi tòng quân vào miền Nam đánh giặc, có người mẹ nào không thương con mình, có người mẹ nào muốn con mình đi vào chỗ nguy hiểm, có người thân ái nào mà chẳng sợ mất đi họ nhưng vì Tổ quốc cần, vì miền Nam ruột thịt, vì tình yêu nhỏ nhắn trong tình yêu lớn lao của dân tộc,cô khích lệ con mình nên đi. Như vậy không phải đẩy con mình vào chỗ chết mà cô đang dạy con mình yêu nước thương dân, dạy con mình biết vì người khác, cô cũng duy trì những nét truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Hà Nội.

Qua góc nhìn của cô Hiền chúng ta thấy được sự thay đổi của Hà Nội ngày ấy cũng không nhỏ, dường như nó đối lập với nếp sống xưa cũ của cô. “cách sống, cái tâm lí sống ồ ạt, xô bồ, vụ lợi của đám người vừa thoát khỏi cái chết, cái khổ”. Đã lâu không đến nên quên đường lát lát phải hỏi thăm. Có người trả lời, là nói sõng hoặc hất hàm, có người cứ giương mắt nhìn mình như nhìn con thú lạ”. Cô cảm nhận rằng giờ đây Hà Nội đã không còn giữ được phần hồn của Hà Nội nữa.

Nhưng không phải vì thế mà cô thay đổi “thanh giả tự thanh” cô vẫn tự mình giữ lại phần hồn Hà Nội trong mình, mặc thế sự có thay đổi gì. Có lẽ vì thế mà Nguyễn Khải đã ví cô là “ hạt bụi vàng” của Hà Nội.

Cô thường nói với con “ chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng, nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện, buông tuồng”. Có thể thấy được cô yêu Hà Nội, yêu những nếp sống xưa cũ như thế nào. Đó chẳng phải là một vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam sao. Cô còn là một người chuẩn Hà Nội không pha trộn,có những cái mới du nhập vào nhưng cô thì vẫn vậy, vẫn giữ y nguyên cái phẩm chất và tính cách của người Hà Nội, đó là vẻ đẹp truyền thống giống câu:

“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Trường An”

Qua đây ta thấy được những bài học quý giá qua nhân vật cô Hiền, thứ nhất là:chúng ta phải biết hi sinh về đất nước giống như cô Hiền dạy con mình biết xấu hổ và nhận ra những trách nhiệm của bản thân mình đối với đất nước và dân tộc

Thứ hai, không những thế chúng ta còn học được ở cô một đức tính rất thức thời. Đó là nhanh chóng bắt kịp được sự hội nhập nhưng không làm mất đi bản sắc dân tộc mình. Giống như cô Hiền, dẫu cho nền kinh tế thị trường mới đến mang lại biết bao nhiêu điều, có tốt, có xấu thì những cái xấu cô phê phán tránh xa, những cái tốt thì cô hội nhập. Đó chính là cái mà ta học tập cô trong việc xây dựng nền văn hóa hiện nay. Với văn hóa chúng ta nên giữ gìn những truyền thống văn hóa của mình, giữ gìn những cái gì là bản sắc dân tộc nhưng cũng phát triển một nền văn hóa tiên tiến hội nhập tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại nhưng không thể tiếp nhận những cái không tốt.

Thứ ba, ta còn học được ở cô một vai trò cao cả của người phụ nữ trong gia đình. Đó là hình ảnh của người phụ nữ đảm đang tần tảo trong gia đình.

Một người mẹ yêu thương con nhưng cũng biết dạy con để đi đánh giặc, dù nền kinh tế thị trường vẫn còn mới khiến cho khó khăn nhưng cô vẫn kiếm được một ngành nghề để nuôi sống gia đình mình.

Kết luận Việc xây dựng nếp sống văn hóa trong xã hội hiện nay qua Một người Hà Nội

Qua tác phẩm “Một người Hà Nội” ta thấy được những đức tính tốt đẹp của người Tràng An xưa cần được lưu giữ và học tập. Nhất là trong thời kì đổi mới khi đứng trước những thay đổi đang khiến nhiều người mất đi những nét truyền thống để chạy theo lối sống phương Tây. Hãy học tập cô Hiền – một người phụ nữ không những đẹp về tâm hồn tình cảm mà còn đẹp một cách riêng của người Hà Nội, để duy trì những nét truyền thống của dân tộc trong thời kì đổi mới của đất nước.