Thuyết minh về con trâu – Bài văn mẫu thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt nam lớp 9

Trâu xuất hiện ở rất nhiều nơi, có thể xuất hiện trên sân cỏ nhưng cũng có thể trên lễ hội chọi trâu tiêu biểu là ở Đồ Sơn, Hải Phòng. Trâu cũng được xem như mộ con vật rất thiêng liêng bởi vì nó nằm trong 12 con giáp mà người Việt Nam cũng như người phương Đông dùng để tính tuổi. Ngày nay có nhiều máy móc hiện đại ra đời nhưng con trâu vẫn luôn gắn bó trong tâm hồn dân tộc Việt. Trong chương trình Ngữ Văn lớp 9, ta có bắt gặp bài văn thuyết minh về con trâu. Dưới đây là những bài viết mẫu hay nhất mà các bạn có thể tham khảo.

Để làm được bài này hay, các bạn cần chú ý giới thiệu về nguồn gốc, đặc điểm và quá trình sinh trưởng đặc biệt là thái độ tình cảm đối với con vật. Qua đó thấy được lợi ích rồi rút ra cách nuôi và chăm sóc. Chúc các bạn học tập thật tốt!

BÀI VĂN MẪU SỐ 1 THUYẾT MINH VỀ CON TRÂU LỚP 9

Đến với mỗi làng quê Việt Nam là ta không thể không nhắc đến hình ảnh con trâu là biểu tượng rất gần gũi, thân thiết. Trâu là biểu tượng cho sự cần cù, chăm chỉ, chất phác của con người Việt.

Trâu là động vật nhai lại, thuộc họ bò, nhóm sừng rỗng, bộ guốc chẵn thuộc lớp thú có vú, loại động vật này được dùng phổ biến. Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần chủng thuộc nhóm trâu đầm lầy, lông màu đen, thân hình vạm vỡ, bụng to khỏe. Con trâu có cân nặng rất nặng. Nếu trâu cái trung bình từ 350- 450 kg thì  linh hoạt và hiền lành thì trâu đực nặng từ 400-450kg có tầm vóc lớn, cân đối, dài đòn trước cao sau thấp. Trâu đực đầu dài và to, trâu cái đầu thanh và dài, da mặt trâu khô, nổi rõ các mạch máu, trán rộng phẳng hoặc hơi gồ. Mắt trâu to, tròn, lông mi dài, mí mắt mỏng, mũi trâu to, màu đen lúc nào cũng bóng ướt, lỗ mũi to, có thể xỏ dây thừng qua để dắt đi dắt lại cho thuận tiện. Mồm trâu rộng, có răng đều, khít, không sứt mẻ, tai trâu to và phía trong có nhiều lông. Sừng trâu cưng cứng, có những con nghé con thì sừng nhỏ hơn và không cứng bằng trâu mẹ. Cổ trâu dài, ức sâu rộng. Lưng trâu dài, thẳng nhưng lúc nào cũng có con hơi cong. Các xương sườn to, tròn, cong đều. Mông trâu to, mông đốc, rộng, tròn, chắc. Trâu có bốn chân thẳng, to gân guốc, vững chãi. Bàn chân thẳng, tròn trịa, vừa ngắn vừa to, các móng khít, tròn, đen bóng, chắc chắn. Chân đi không chạm khoeo, không quẹt móng, hai chân sau đi đúng dấu bàn chân trước nhưng hơi chồm về phía trước. Đầu trâu thon, dài chừng 60- 70 cm, phần cuối đuôi có lông dài lúc nào cũng ngoe nguẩy như để đuổi ruồi muỗi. Da trâu mỏng và bóng loáng, lông đen mướt thưa cứng và xát vào da. Trâu 3 tuổi có thể đẻ lứa đầu. Một đời trâu có thể đẻ từ 5-6 nghé. Nghé sơ sinh nặng khoảng 20- 25 kg. Đôi răng cửa giữa cố định bắt đầu mọc lúc ba tuổi và trâu kết thúc sinh trưởng khi 6 tuổi và có 8 răng cửa. Ở Việt Nam có hai loại trâu chính là trâu rừng và trâu nhà. Trâu rừng là loại mãnh thú, dữ vì nó chưa được thuần hóa. Còn trâu nhà qua sự chăm sóc và thuầ phục nên nó trở nên rấ hiền lành và gắn bó thân thiết với con người. Trâu có ưu điểm hơn bò là khi rời nắng thì con trâu có thể đằm xuống nước để cho mát và đỡ nắng còn bò thì không.

Trâu rất khỏe, siêng năng, cần cù kéo cày giúp người nông dân từ sáng sớm đến tối khuya. Trâu chẳng bề hà trước. Chính vì thế mà người nông dân xưa coi con râu là đầu cơ nghiệp. Bên cạnh đó, thịt trâu được dùng để chế biến các món ăn rất ngon: thịt trâu xào rau muống, thịt trâu gác bếp. Con trâu có vị trí to lớn trong đời sống tinh thần của con người Việt. Người nông dân xưa coi con trâu như là người bạn thân thiết:

  • “ Trâu ơi ta bảo trâu này
  • Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
  • Cấy cày vốn nghiệp nông gia
  • Ta đây trâu đấy ai mà quản công”.

Hình ảnh con trâu đi trước, cái cày đi sau đã trở thành hình ảnh gần gũi. Chăn trâu thả diều cũng là thú vui của những chú bé mục đồng. Trâu cũng có khi rời đồng ruộng đi dự lễ hội, hay tục đâm trâu ở Tây Nguyên được tổ chức hàng năm để biểu dương cho sức mạnh của giống vật nuôi này. Con trâu được xem như là con vật linh thiêng bởi nó nằm trong 12 con giáp mà người phương Đông dùng để tính tuổi hay trâu còn gắn bó với kí ức tuổi thơ.

Để trâu có sức khỏe tốt cần có cách nuôi và chăm sóc khoa học. Trâu dễ nuôi, hay ăn chóng lớn. Hằng ngày cho trâu ăn đủ ba bữa, uống nước sạch đầy đủ. Sauk hi đi làm về cho trâu nghỉ ngơi, tắm rửa khoảng 30 phút sau cho trâu uống nước muối rồi mới cho ăn. Trong thời gian làm việc nếu thấy trâu có dấu hiệu mệt, sức khỏe giảm sút thì nên cho trâu nghỉ từ 4-5 ngày, bồi dưỡng bằng cỏ tươi, cám, cháo.Ngày nay có nhiều thiết bị, máy móc hiện đại ra đời, dần thay thế trâu. Nhưng con trâu vẫn mãi là biểu tượng cho người dân và vẫn xuất hiện trong các lễ hội đầu năm. Nhiều người đi xa nhớ về quê hương là nhớ về hình ảnh con trâu.

BÀI VĂN MẪU SỐ 2 THUYẾT MINH VỀ CON TRÂU

Nhắc đến hình ảnh làng quê Việt Nam thì chắc hẳn mỗi người đều có trong mình một hình dung. Đó có thể là một không gian thoáng đãng, thanh bình, yên ả với những cánh đồng xanh ngát trải đến tận chân trời, với dòng sông hiền hòa trở nặng phù sa, với mái đình rêu phong cổ kính. Và ở bất cứ nơi đâu ta cũng bắt gặp hình ảnh con trâu khi thì cần mẫn cày ruộng, khi thì thong thả nhai rơm. Hình ảnh đó đã trở nên quen thuộc và gần gũi với bao thế hệ người Việt.

Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng, thuộc nhóm trâu đầm lầy nhưng trải qua quá trình thuần hóa mà trở thành như hiện tại. Trâu được phân bố khắp đất nước và đã trở thành người bạn đồng hành cùng dân tộc ta. Nó có thân hình thấp, ngắn và vạm vỡ, khỏe mạnh.  Trâu thường có màu đen với vạch loang dưới cổ họng và phía trên ngực. Da trâu dày, thô ráp với lớp lông cứng và khá mỏng được phủ lên toàn thân. Đầu của con trâu to, ngắn với đôi sừng màu đen, nhọn và cong về phía sau. Đôi tai trâu rất to, phải bằng hai bàn tay người lớn chụm lại. Trâu có cái bụng to tròn và cái lưng rộng hơi dốc về phía sau để làm chỗ ngồi lí tưởng cho con người. Ngoại hình như vậy rất phù hợp với việc kéo cày.

Được ba tuổi là trâu có thể đẻ lứa đầu. Trâu đẻ cũng có mùa vụ, mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa. Một con trâu cái thường sinh từ năm đến sáu con nghé và nghe sơ sinh thì nặng khoảng từ 20 đến 25 kg. Trâu được phân theo giống đực và giống cái. Chúng thì khác nhau cơ bản về sức khỏe và ngoại hình.

Từ thưở xa xưa ông cha ta đã biết sử dụng trâu như một công cụ lao động hữu ích. Trâu được sủ dụng để kéo cày, để tiết kiệm thời gian và sức lao động cho người nông dân. Mỗi ngày trâu đực thường cày được khoảng từ ba đến bốn sào còn trâu cái là từ hai đến ba sào. Bên cạnh đó trâu còn được dùng để kéo xe với trọng lượng từ 400kg đến một tấn tùy thuộc vào loại xe và loại đường. Mùa màng có bội thu và đúng thời vụ hay không một phần là nhờ vào việc cày bừa của trâu Sức trâu rất bền, làm việc được trong một thời gian khá lâu mà không phải nghỉ ngơi nhiều.

Trâu còn có khả năng cung cấp thịt. Thịt trâu có chứa hàm lượng đạm cao mà chất béo lại thấp, ăn rất thơm và ngậy. Với giá thành dao động từ 200.000vdn đến 300.000 vnd thì trâu đã đem lại nguồn lợi kinh tế khá ổn định cho người nông dân, giúp họ cải thiện đời sống. Người ta cũng thường thu được lợi ích kinh tế từ sữa trâu. Mỗi chu kì vắt thì thường thu được từ 400 đến 500kg sữa.

Da trâu rất dày nên thường được dùng làm trống. Còn sừng trâu được mài giũa trở thành đồ mĩ nghệ, trang trí cho nhà cửa rất đẹp và sang trọng.

Không biết tự bao giờ con trâu đã trở thành biểu tượng của làng cảnh Việt Nam và làm bạn với tất cả mọi người. Từ những đứa bé thì tuổi thơ của chúng cũng gắn bó với trâu, trở thành người bạn thân thiết. Mỗi buổi chiều khi gió thổi mát rượi, khi mặt trời đã lặn dần về phía lũy tre làng cũng là lúc bọn trẻ đồng quê dắt trâu ra đồng cho chúng ăn cỏ. Trên lưng trâu, chúng cùng cất lên tiếng hát trong trẻo, ngây thơ; cùng bắt đầu với những nét vẽ đầu đời khi coi lưng trâu là bảng. Không những vậy, chúng còn hò reo vui vẻ thả diều trên lưng trâu. Con diều bay cao cao mãi trên bầu trời đã mang theo bao nguyện ước ngày xanh.

Con trâu còn là biểu tượng đẹp cho phẩm chất và tính cách của người Việt Nam. Là một trong 12 con giáp, con trâu là hình ảnh của những con người chịu thương, chịu khó, cần cù và chăm chỉ làm việc. Không chỉ vậy, đó còn là những người hiền lành có nhẫn nại.

Trâu đã trở thành một phần đời sống tinh thần của người Việt. Con trâu gắn liền với những lễ hội nổi tiếng như lễ hội chọi trâu đầy kịch tính ở Đồ Sơn- Hải Phòng hay lễ hội đâm trâu của một số dân tộc ở Tây Nguyên.

Con trâu Việt Nam cũng là đề tài, là nguồn cảm hứng sáng tác cho nhiều tác giả từ bài ca dao “ Trâu ơi ta bảo trâu này” hay trong bài thơ “ quê hương” của Giang Nam.

Những năm gần đây con trâu còn vượt khỏi lũy tre xanh, trở thành biểu tượng của SEAGAMES 22 được tổ chức tại Việt Nam. Ngày nay tuy có nhiều phương tiện lao động hiện đại nhưng con trâu vẫn luôn có một vị trí quan trọng trong đời sống, làm bạn cùng dân tộc ta đến muôn đời.

BÀI VĂN MẪU SỐ 3 THUYẾT MINH VỀ CON TRÂU

Việt nam xưa nay được coi là một nước nông nghiệp lúa nước, vì vậy mà hình ảnh những bác nông dân dắt những chú trâu ra đồng ngày mùa đã trở thành một hình ảnh quen thuộc với bất cứ ai. Chú trâu cứ như vậy trở thành một người bạn thân quen của nhà nông và trong tâm thức của người dân Việt Nam

Thuở sơ khai, trâu cũng như những loại giá súc khác, là một con vật hoang dã được con người thần hóa, nuôi dưỡng và lai tạo để cho ra giống trâu nhà như bây giờ. Trong gia phả họ hàng của trâu có rất nhiều loại như trâu đồng, trâu úc,.. và đặc biệt là trâu đen là loại trâu quen thuộc với nhà nông.

Trâu là động vật thuộc lớp thú. Những chú trâu thường khoác lên mình thân hình vạm vỡ khỏe mạnh cùng với lớp lông màu xám hoặc màu đen tùy theo từng loại giống. Tuy mang một thân hình vạm vỡ nhưng những chú trâu không cao lớn mà chỉ cao đến mang bụng người, bụng to, mông dốc. Chú còn có một cái đuôi vô cùng tinh nghịch cứ đưa qua đưa lại để xua đuổi những chú ruồi quấy nhiễu. Đầu của chú có hình tam giác lộn ngược với điểm nổi bật là hai chiếc sừng hình lưỡi liềm trên trán y hệt như một chiếc vương miệng cho con vật to khỏe nhất. Trên bộ quần áo sáng trọng của mình, những chú trâu còn trang trí thêm cho mình một chiếc vòng cổ màu trắng trông vô cùng ngộ nghĩnh. Vì là loại động vật lớp thú nên mỗi năm trâu chỉ đẻ từ một đến hai con, mỗi lứa chỉ một con.

Những chú trâu xưa nay luôn được coi là người bạn đắc lực của nhà nông vì những lợi ích mà chúng mang lại. Những chú trâu nuôi chủ yếu để lấy sức kéo. Mỗi khi kết thúc một màu gặt, chúng lại theo bước người nông dân ra những thửa ruộng để cày đất, mong một vụ mùa bội thu. Không những vậy, sức kéo của chúng còn được tận dụng để tuốt lúa. Vào những ngày thu hoạch, những người nông dân thường mang số lúa mà mình thu được ra sân, rồi cho những chú trâu đã được buộc sẵn một tảng đá sau lưng đi qua lại trên sân. Cứ như vậy mà những hạt thóc được tách ra một cách dễ dàng. Không những vậy, trâu còn là nguồn cung cấp thịt có nhiều dinh dưỡng; còn da trâu thì được thuộc kĩ càng để làm mặt trống. Chính vì những lợi ích ấy là con trâu được xem như tài sản cơ nghiệp của người nông dân. Không chỉ gắn bó với người nông dân trong đời sống lao động, hình ảnh những chú trâu trên những thửa ruộng đã đi vào những bài văn thơ ca, là nguồn cảm hứng bất tận cho sáng tạo của người nghệ sĩ

  • Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
  • Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
  • “Ai bảo chăn trâu là khổ?”
  • Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao

Hình ảnh những con trâu còn xuất hiện trong những lễ hội chọi trâu nổi tiếng như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn- Hải Phòng; lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên;… hình ảnh con trâu đã trở thành một nét văn hóa của làng quê Việt Nam.

Việt Nam có biết bao nhiêu cảnh đẹp nhưng những hình ảnh giản dị về chú trâu hiền từ vẫn luôn in sâu mãi trong tuổi thơ của bất cứ ai.

Nguồn Internet