Thuyết minh về cây lúa Việt Nam lớp 9 hay nhất ngắn gọn

Bởi gắn bó lâu dài nên lúa là loại cây trồng chủ yếu và hầu hết của người nông dân Việt Nam. Chính vì được trồng với số lượng nhiều nên Việt Nam đã chở thành nước có nền nông nghiệp lâu đời.  Cây lúa là loại cây mà trong nó có biết bao tinh hoa của đất trời, bao gian truân vất vả, bao nhiêu những giọt mồ hôi mặn mòi của những người nông dân bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Những hạt gạo nhỏ bé mà trắng ngần ấy chất chứa bao nhiêu vất vả nhọc nhằn của những người nông dân, họ đã vất vả chăm sóc, cấy, gặt, … biết bao công sức chăm sóc, cấy lúa từ khi nó là mạ tới lúc nó trổ bông. Chính vì thế ta phải biết trân trọng, quý trọng những hạt gạo ta ăn mỗi ngày. Cây lúa là loại cây trồng phổ biến nhất Việt Nam. Trong trương trình ngữ văn lớp 9, ta cũng gặp dạng đề thuyết minh về cây lúa Việt Nam. Và dưới đây là một số bài văn mẫu thuyết minh về cây lúa Việt Nam để các bạn đọc và tham khảo:

BÀI VĂN MẪU SỐ 1 THUYẾT MINH VỀ CÂY LÚA NƯỚC:

  • “Trời cao đất rộng thênh thang
  • Tiếng hò giọng hát ngân vang trên đồng
  • Cá tươi gạo trắng nước trong
  • Hai mùa lúa chín thơm nồng tình quê.”

Những câu thơ trên hàm ý muốn nhắn nhủ cho mỗi chúng ta về tinh yêu quê hương với những cánh đồng lúa bát ngát, mênh mang với hương lúa nồng nàn tình người, tình quê. Cây lúa là một trong những biểu tượng của quê hương Việt Nam, chính vì vậy mỗi người con Việt Nam khi xa quê đều nhớ về quê hương với cánh đồng lúa bao la, bát ngát mênh mông. Cây lúa vừa mang tính biểu tượng, bên cạnh đó nó cũng là nguồn lương thực chính của Việt Nam và hầu hết các nước châu Á.

Cây lúa và hình ảnh con trâu đi trước cái cầy đi sau đã là một hình ảnh bình dị, gần gũi thân thuộc và đi vào tiềm thức con người Việt Nam. Cây lúa đã gắn bó với người nông dân chân lấm tay bùn Việt Nam qua hàng bao đời nay. Là một nước nông nghiệp chính vì vậy lúa là loại cây lương thực chính với số lượng lớn ở Việt Nam. Ở châu Á thì lúa được coi là cây lương thực chính trong năm loại cây lương thực: ngô, lúa mì, sắn, khoai tây và là nguồn lương thực quan trọng cho hầu hết các nước châu Á và trong đó có Việt Nam lúa là cây trồng nông nghiệp gắn bó với người nông dân Việt Nam bao đời nay nên lúa là cây trồng nông nghiệp chủ yếu và là cây trồng đem lại nguồn thu nhập kinh tế chính cho người nông dân. Lúa được xếp vào loại cây ngũ cốc. Lúa là thực vật được xếp vào các loài cỏ đã thuần dưỡng vì vậy lúa có thân mềm, lá lúa dài mềm, thuôn nhọn về phía đầu lá, cây lúa thường có hình dáng nhỏ và cao khoảng 50cm. Để tạo ra những hạt gạo trắng ngần yêu cầu sự đòi hỏi chăm sóc, tưới tiêu rất cẩn thận của người nông dân. Lúa là loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn nên cây lúa có bộ rễ chùm. Lúa là loại cây thân mềm nên được ngươi nông dân trồng sát nhau xếp thành từng hàng, từng lối thẳng hàng. Người nông dân thường trồng lúa thẳng hàng, thành từng cụm đẻ thuận tiện chăm sóc, tưới tiêu vừa tạo vẻ đẹp bình dị, nên thơ cho cánh đồng lúa và khi những làn gió khẽ lướt qua làm những cây lúa rung rinh, chuyển động, xô nhau theo làn gió tạo nên những làn sóng nhỏ đuổi nhau, khung cảnh ấy đẹp bình dị và thơ mông biết bao, nó khiến tâm hồn ta trở nên trong trẻo và thuần khiết hơn. Cây lúa có hai mầu lá xanh và vàng. Tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng mà cây lúa có mầu khác nhau. Khi mới trồng và trong giai đoạn phát triển lúa có mầu xanh và khi lúa chín cây lúa tự chuyển sang mầu vàng. Đặc biệt trong giai đoạn lúa chín, những bông lúa sẽ tỏa ra hương thơm rất đặc biệt, đó là hương thơm rất khó để có thể diễn tả được, phải tự bản thân mình tận hưởng mùi hương ấy mới có thể thấy hết sự trong trẻo nồng nàn trong hương thơm ấy. Hạt thóc sau khi được thu hoạch sẽ được phơi khô rồi mang đi xát vỏ ngoài sẽ thu được hạt gạo và các phụ phẩm là cám và trấu. Tuy chỉ là những phụ phẩm nhưng trấu cũng có những công dụng của nó như để lót chuồng ủ làm phân, làm đất trồng cây. Còn cám sẽ được người dân tận dụng làm tức ăn cho gia súc, gia cầm.

Để trồng được một cây lúa cho ra những hạt thóc trắc mẩy ta cần chọn những hạt thóc trắc mẩy không sâu bệnh để làm giống. Rồi lấy những hạt thóc đó gieo xuống vùng đất thích hợp, để một thời gian chờ những hạt thóc đó lên mầm phát triển thành mạ. Khi chúng lên mạ, những cây lúa con (mạ) sẽ được người dân mang ra đồng cấy, chăm bón để chở thành những cây lúa trưởng thành. Trong giai đoạn này yêu cầu người dân chăm sóc cây kỹ lưỡng và chế độ nước tưới tiêu và phân bón hợp lý sau khoảng thời gian cần thiết lúa sẽ trổ bông và chín.

Lúa là loại cây trồng gắn bó với mỗi người nông dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử bởi lúa có những công dụng thiết thực trong cuộc sống. Trước hết cây lúa sản sinh ra những hạt gạo nguồn lương thực chính trong mỗi bữa ăn hằng ngày của mỗi chúng ta. Gạo còn là một trong những loại lương thực xuất khẩu ra nước ngoài, đem lại lợi ích kinh tế cho đất nước. Với những lợi ích kinh tế của việc trồng lúa dần dần trồng lúa trở thành một nghề chính gia tăng kinh tế trong từng hộ gia đình. Gạo không chỉ nấu lên thành cơm, mà ngày nay gạo còn biến thành các món ăn khác nhau.

Với những lợi ích công dụng của mình, cây lúa dần dần chở thành cây trồng chính trong các loại cây nông nghiệp ở Việt Nam

Cánh đồng lúa vàng ươm mùa lúa chín là hình ảnh rất đẹp và đựa được vào nhiều trong các bài thơ ca văn học

BÀI VĂN MẪU SỐ SỐ 2 THUYẾT MINH VỀ CÂY LÚA VIỆT NAM

  • “Việt Nam đất nước ta ơi
  • Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”

Những câu thơ của Nguyễn Đình Thi đã nói hộ niềm tự của tất cả con người Việt Nam. Việt Nam là một nước nông nghiệp phát triển. Cây lúa nước chính là cây lương thực chủ yếu mang lợi ích về kinh tế cho Việt Nam cũng như các nước trong khu vực châu Á.

Cùng với cuộc sống sinh hoạt của con người, cây lúa nước đã xuất hiện. Từ xa xưa, người cổ đại đã tìm thấy cây lương thực ở dưới chân núi Himalaya và ở phía nam Ấn Độ, rồi nhân rộng ra khắp khu vực Châu Á. Còn ở Việt Nam, từ thời Văn Lang, chúng ta đã được biết đến với nền văn minh lúa nước.

Cây lúa nước đã trở nên rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Đây là loại cây thân mềm, rễ chùm và ưa nước. Cây lúa trưởng thành cao từ 40-50 cm; lá cây mỏng, dài vá sắc. Gân lá mọc song song như lá tre, các lớp lá mọc chồng lên nhau tạo thành bẹ ở thân. Hạt lúa nhỏ, thon dài và có vỏ mỏng. Một bông lúa mang trong mình cả trăm hạt thóc. Loài lúa thường mọc thành từng khóm, mỗi khóm gồm từ 7-10 cây. Nhưng có những nơi chỉ gieo 5 cây để lúa phát triển thêm.

Lúa có ở khắp mọi nơi nhưng chủ yếu được chia thành hai loại chính: lúa tẻ và láu nếp, mỗi loại gồm nhiều loại nhỏ khác nhau. Lúa tẻ gồm lúa tám, tạp dao. Lúa nếp có hạt to, tròn, màu trắng lục gồm nếp cái hoa vàng và nếp hương.

Cây lúa nước là lài cây sinh trưởng từ hạt. Những hạt thóc tốt, không bị lép ở vụ trước sẽ được lựa chọn để làm giống cho vụ sau. Số thóc này được ngâm từ hai đến ba ngày cho thóc nảy mầm. Trong thời gian này, cần thay nước thường xuyên để nước không bị chua khiến hạt giống bị thối. Đến khi mầm cây được khoảng 1 cm, người ta gieo xuống đất đã được làm tươi xốp. Vào mùa lạnh, người dân thường lấy bùn trong ao đổ lên sân, gieo hạt xuống và phủ bên ngoài một lớp túi bóng để giữ ấm cho cây. Sau một tuần, khi đã được ba lá, cây mạ được cấy xuống ruộng. Sau hai tháng, lúa bắt đầu vào giai đoạn làm đòng hay “thì con gái”. Khi đó, lúa mơn mởn và xanh mướt, đẻ nhánh đều, Ở thân lúa còn ngậm đòng là những hạt lúa còn non. Trong thời kì lúa phát triển, cần bón phân, tưới nước đều đặn cho cây. Sau khoảng 4 tháng, lúa đã có thể thu hoạch. Lúc ấy, cả cánh đồng lúa như một tấm lụa vàng khổng lồ. Thân lúa oằn mình để nâng đỡ những hạt thóc chắc mẩy. Lá và thân lúa bắt đầu ngả sang màu vàng. Nước ta trồng lúa vào hai vụ: vụ chiêm (mùa thu đông) và vụ mùa (mùa xuân hạ).

Lúa sống đơn giản nên cách chăm sóc cũng không quá cầu kì. Tục ngữ ta có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Yếu tố đầu tiên và cũng là quan trọng nhất của loại cây ưa nước này chính là luôn phải đảm bảo đủ nước để cây phát triển bình thường. Ngoài ra chú ý thêm yếu tố về con người và cả “thiên thời, địa lợi” để có một mùa vàng bội thu. Ở nước ta, có thể kể đến hai vựa lúa lớn là đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long. Ở miền núi, lúa nước được trồng dưới hình thức ruộng bậc thang rất đặc trưng.

Cây lúa mang lại những lợi ích thiết thực cho con người. Trước hết, đây là loại cây lương thực nuôi sống con người, nhất là với những nước nông nghiệp như Việt Nam. Từ hạt lúa, ta có thể làm ra được rất nhiều thứ bổ ích: những bát cơm dẻo thơm từ hạt gạo, những sợi bún, món cốm và các loại bánh, xôi thơm ngon cũng từ hạt gạo. Vào mùa thu hoạch, những thân lúa còn lại làm thức ăn cho gia súc, rơm rạ để bện thành các dụng cụ hữu ích trong nhà. Phần vỏ của những hạt thóc sau khi xay, giã được gọi là trấu, để làm chất đốt hay phân bón vi sinh cho cây trồng. Phần cám được tách từ gạo lại chính là thức ăn bổ dưỡng trong chăn nuôi. Đặc biệt, với nước nông nghiệp như nước ta, cây lúa còn góp phần không nhỏ vào giá trị xuất khẩu của nước ta, đưa Việt Nam là nước xuất khẩu lúa gạo đứng thứ hai thế giới, sau Thái Lan.

Cây lúa còn là một phần của đời sống tinh thần người Việt. Từ bánh chưng bánh giầy của Lang Liêu mang đậm văn hóa tâm linh đến các loại bánh, cốm, xôi không thể thiếu trong các dịp lễ tết, hội hè. Lúa còn đi vào thơ ca, nhạc họa như những nguồn cảm hứng bất tận về niềm tự hào quê hương, đất nước. Từ mỗi hạt lúa, hạt gạo mà biết trân trọng hơn công sức lao động của người nông dân:

  • “Ai ơi bưng bát cơm đầy
  • Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”
  • (Ca dao)

Dẫu sau này, nhiều món ăn mới lạ, nhiều thực phẩm phương Tây du nhập vào thì cây lúa vẫn và sẽ là một phần không thể thiếu của văn hóa tinh thần người Việt Nam.

BÀI VĂN MẪU SỐ 3 THUYẾT MINH VỀ CÂY LÚA VIỆT NAM

Chào các bạn, tôi là cây lúc của quê hương Việt Nam đây. Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Việt này vì thế chúng tôi từ xưa đến nay luôn là một thứ lương thực không thể thiếu trong đời sống của mọi người. Sau đây, tôi sẽ kể cho bạn nghe về họ lúa chúng tôi.

Tôi có nguồn gốc từ một loài cây có hạt mọc ở ven sông, sau đó được con người đưa về nuôi cấy và lai tạo để cho ra đời giống lúa như ngày hôm nay. Nhưng cũng có những tài liệu cho rằng, tổ tiên của chúng tôi là những cây dại mọc vùng Đông Nam Á và Ấn Độ. Họ nhà lúc chúng tôi thuộc lớp hai lá mầm, thân cỏ và rễ chùm. Cuộc đời của họ lúa chúng tôi được phát triển theo vòng tuần hoàn khép kín. Đầu tiên chúng tôi chỉ là những hạt thóc nhỏ bé, nhưng sau đó những bác nông dân đem chúng tôi đi ngâm ủ cẩn thận trong những điều kiện nghiêm ngặt. Có trải qua được quá trình ấy, chúng tôi mới nảy mầm và trở thành những cây mạ con. Rồi dưới đôi bàn tay kì diệu của các bác nông dân, chúng tôi chóng lớn và bước vào thời kì con gái, rồi lớn dần và ra hoa ra quả và thu hoạch. Nghe qua thì có vẻ dễ lắm đấy nhưng đó lại là một quá trình đầy gian nan và vất vả, đều đòi hỏi một quy trình khép kín nhất định.

Ban đầu là giai đoạn chọn giống. Giai đoạn này đòi hỏi các bác nông dân phải kiên trì chọn lấy từng hạt giống tốt nhất, loại bỏ những hạt sâu hạt bệnh rồi mới đem đi ngâm ủ. Đây là quy trình khá khắt khe vì các bác ấy phải tuân thủ theo đúng quy định về độ ấm của nước, độ thoáng của không khí, có như vậy chúng tôi mới có cơ hội nảy mầm. Sau thời gian ngâm được từ mười năm đến hai mươi ngày thì các bác đem chúng tôi ra những thửa ruộng đã được cày sới tơi xốp. Các bác đi đến đâu thì rắc những hạt mầm chúng tôi xuống đất. Ngày nối ngày thắt cái đã qua một tháng. Những hạt mộng ngày nào giờ đã trở thành những cây mạ cao lớn. Mạ lúc này đã cao khoảng mười năm cm chỉ cần độ hai mười ngày nữa chúng tôi sẽ trở thành những thiếu nữ xanh mướt và bước vào giai đoạn thì con gái. Giai đoạn này, lá của chúng tôi cứng và đanh hơn, thân chúng tôi đan vào nhau tạo thành những khóm cứa. Cánh đồng lúc này như trở thành một dải lụa xanh mà cô thôn nữ nào đáng rơi mất, một cơn gió thổi qua thôi cũng làm cho dải lụa ấy gợi lên những lượn sóng mềm mại. Cũng có khi nó êm đềm và tình lặng, những chiếc lá như những thanh gươm đâm thẳng lên trời. Giai đoạn này chúng tôi cần hơn hết là sự chăm sóc của những bác nông dân. Những bác nông dân phải theo dõi chúng tôi thường xuyên, bón phân và bắt sâu để đảm bảo cho chúng tôi phát triển khỏe mạnh. Chẳng bao lâu sau, thân chúng tôi bắt đầu tách ra làm lộ ra những chiếc đòng đòng cứ nhô cao nhô mãi cho đến khi vững lá mới thôi. Trên những thân chiếc đòng đòng ấy là những hạt lúa còn nguyên bụng sữa, chờ cho ánh nắng chiếu vào mình. Người nông dân gọi đây là giai đoạn phơi nắng. Dưới ánh nắng từ mặt trời, những đứa con mũm mĩm của chúng tôi cứ săn lại dần, năng trĩu tinh túy của đất trời mà dần dần ngả xuống, nom chẳng khác nào tấm lưng còng của người nông dân dưới trưa hè. Đợi khi những bông lúa ấy vàng ươm, cũng là lúc những bác nông dân gặt chúng tôi về tuốt lấy những hạt thóc căng tròn, chọn lựa giống cho năm sau và đêm đi sát để thu lấy những hạt gạo trắng phau và thơm phức. Vậy là kết thúc một vòng đời của chúng tôi.

Nhưng bạn chớ thấy tôi nhỏ bé mà không nâng niu nhé! Bạn biết không chính những hạt gạo là nguồn cung cấp lương thực cho nông dân, xuất khẩu gạo cũng trở thành một ngành kinh tế then chốt rồi đấy. Rồi các loại bánh như bánh trưng, bánh nếp.. đều được làm từ loài lúa chúng tôi đây. Không những vậy chúng tôi còn đi vào những bài hát quen thuộc với làng quê như Hạt gạo làng ta..Bạn thấy không, chúng tôi tuy nhỏ bé nhưng lại có rất nhiều lợi ích.Vậy mà có những người coi thường chúng tôi quê mùa, không ngon. Nhưng bạn biết không, chúng tôi chính là minh chứng cho sự cần cù và tần tảo của người nông dân vì vậy trân trọng chúng tôi chính là bạn đang trân trọng người nông dân quê mình đấy

Với 3 bài văn mẫu trên về thuyết minh về cây lúa do những bạn học sinh chuyên văn của trường chuyên trong nhóm Văn mẫu của Vanmau.top viết thì hy vọng sẽ giúp các bạn có cách nhìn tổng quan về bài văn thuyết minh về cây lúa, 1 dạng văn rất thường gặp trong ngữ văn lớp 9 và cây lúa cũng là cây được đưa rất nhiều vào trong các đề văn. Dạng văn thuyết minh về câu lúa bạn có thể gặp cả ở lớp 8 và thường ra với 1 đề văn bình thường hoặc dạng thuyết minh về cây lúa nước Việt Nam có sử dụng biện pháp nghệ thuật, biện pháp tự thuật, cây lúa ở quê em trồng. Chúc các bạn đạt điểm cao trong các bài kiểm tra và các kỳ thi.

Nguồn Internet