Tập làm văn lớp 3: Tuần 35: Ôn tập cuối học kì 2

Tập làm văn lớp 3: Tuần 35: Ôn tập cuối học kì 2

Hướng dẫn

TUẦN 35: Ôn tập cuối học kì 2

TIẾT 1

1. Viết thông báo ngắn về buổi liên hoan văn nghệ của liên đội:

(Gợi ý:

– Nội dung là viết thông báo cho buổi liên hoan văn nghệ của liên đội. Các thông tin cần ghi bao gồm: mục đích của buổi liên hoan, các tiết mục trình diễn, thời gian và địa điểm biểu diễn, lời mời. Thông tin cần hấp dẫn để cuốn hút người đọc.

(Cũng có thể đảo thứ tự các nội dung nêu trên.)

– Về hình thức: Thông báo phải ngắn gọn, rõ ý và đầy đủ thông tin. Cách trình bày, trang trí cẩn mới lạ, hấp dẫn.

Đọc lại bài quảng cáo “Chương trình xiếc đặc sắc” – Sách giáo khoa Tiếng Việt 3, tập hai, trang 46. Em đóng vai người tổ chức một buổi liên hoan văn nghệ của liên đội để viết thông báo.)

2. Bài tham khảo

CHƯƠNG TRÌNH LIÊN HOAN VĂN NGHỆ

LIÊN ĐỘI TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ VĂN TÁM

Chào mừng ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6

CÁC TIẾT MỤC “CÂY NHÀ LÁ VƯỜN” ĐẶC SẮC: Ảo thuật: Bất ngờ, độc đáo và thú vị

Múa: Mềm dẻo, nghệ thuật, hấp dẫn

Đồng ca: Dàn đồng ca toàn trường

Đơn ca: “Chim sơn ca”:Tuyết Mai

TIẾT 2

3. Kể lại câu chuyện Bốn cẳng và sáu cẳng:

(Gợi ý:

– Sau khi nghe kể, em quan sát kĩ tranh minh hoạ và dựa vào các gợi ý trong Sách giáo khoa Tiếng Việt 3, tập hai, trang 142 – 143 để kể. Em cần lưu ý câu chuyện gây cười ở chỗ chú lính ngốc cứ tưỏng rằng tốc độ chạy nhanh hay chậm phụ thuộc vào số lượng cảng của ngựa và người, số cẳng càng nhiều thì tốc độ chạy càng nhanh.

– Em cần nhớ nội dung câu chuyện để kể tự nhiên, vui, khôi hài.)

4. Bài tham khảo

BỐN CẲNG VÀ SÁU CẲNG

Có một chú lính được quan sai đi công việc gấp. Thầy cai cấp ngựa cho chú để chú đi cho nhanh.

Chú lính dắt ngựa ra đường nhưng không cưỡi mà cứ đánh vào mông ngựa rồi cắm cổ chạy theo. Người đi đường lấy làm lạ bèn hỏi:

– Sao chú không cưỡi ngựa mà chạy cho mau?

Chú lính vừa thở hổn hển vừa trả lời:

-Anh hỏi hay thật! Chẳng lẽ bốn cẳng lại chạy nhanh hơn được sáu cẳng ư?

TIẾT 3

5. Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể về một người lao động:

(Gợi ý:

– Em cần đọc lại bài văn kể về một người lao động trí óc ở tuần 22 để kể về một người lao động chân tay ở bài này. Ngoài ra, em cần hiểu được lao động chân tay là người trực tiếp làm việc ở công trường, nông trường, đồng ruộng, những người thợ thủ công, những người lao công,… Các em có thể lựa chọn những người gần gũi, thân thuộc nhất để dễ quan sát.

– Cần trả lời các câu hỏi như sau:

+ Người ấy tên là gì? Quan hệ thế nào với em? Nhờ đâu em biết được người đó?

+ Tính chất công việc của người đó như thế nào?

+ Người đó làm việc trong điểu kiện, môi trường như thế nào?

+ Người đó làm việc có giỏi không? Năng suất lao động thế nào? Sản phẩm ra sao?

+ Tình cảm của em với người đó thế nào? Em có khâm phục, quý mến không?)

6. Bài tham khảo

Xem thêm:  Nguyên lí tảng băng trôi trong tác phẩm Ông già và biển cả của Hê-minh-uê

Người lao động chân tay em muốn kể là người luôn giữ cho môi trường xanh – sạch – đẹp. Đó là bác lao công chuyên dọn vệ sinh ở khu nhà em. Hôm nào cũng vậy, khi còn tờ mờ sáng bác đã lọc cọc đạp xe đến để quét dọn. Chiếc chổi to và dài như quá sức với thân hình nhỏ bé của bác. Vậy mà bác vẫn cần cù, nhẫn nại lia từng nhát chổi quét sạch rác rưởi ở từng ngóc ngách. Công việc của bác thật nhọc nhằn và thường xuyên phải tiếp xúc với các loại rác thải mất vệ sinh nên bác luôn phải đeo khẩu trang, tay đeo găng, chân đi ủng và mặc bộ quần áo bảo hộ lao động.

Chiều đến, chiếc xe chở rác cứ đầy dần lên khi qua từng ngõ phố. Nhiều đoạn đường dốc, bác phải còng lưng xuống đẩy, chiếc xe cứ ì ạch nhích từng tí một để leo dốc. Những lúc như vậy, mổ hôi bác chảy ròng ròng, mặt bác tái đi, chắc bác mệt lắm. Khi xe qua dốc, bác thở phào nhẹ nhõm. Hễ bác đi đến đâu, đường phố sạch như lau tới đó.

Em rất thương và rất biết ơn bác lao công vì bác luôn giữ cho đường phố sạch đẹp. Em hứa sẽ không vứt rác bừa bãi để bác lao công bớt phần vất vả.