Soạn văn Phát biểu theo chủ đề chương trình Ngữ văn 12

Soạn văn Phát biểu theo chủ đề chương trình Ngữ văn 12

Hướng dẫn

Để thuyết phục người nghe trong giao tiếp, người nói cần được trang bị những kĩ năng giao tiếp cơ bản, một trong số đó là phát biểu theo chủ đề. Bài soạn văn Phát biểu theo chủ đề dưới đây sẽ cung cấp những thông tin thú vị để người học rèn luyện kĩ năng nói theo chủ đề sao để đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất. Các bạn hãy cùng theo dõi nhé!

Chi đoàn tổ chức hội thảo “Thanh niên, học sinh cần làm gì để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông”. Anh/ chị hãy phát biểu ý kiến tham dự hội thảo.

  • CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ PHÁT BIỂU

  • Xác định nội dung cần phát biểu

– Theo anh (chị), chủ đề của cuộc hội thảo trên có thể bao gồm những nội dung nào?

– Anh (chị) chọn nội dung nào để phát biểu?

Trả lời:

– Chủ đề của cuộc hội thảo trên có thể bao gồm những nội dung sau:

+ Hậu quả nghiêm trọng mà tai nạn giao thông gây ra đối với cuộc sống con người.

+ Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông xảy ra thường xuyên.

+ Những giải pháp đề xuất nhằm góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

– Có thể chọn nội dung thứ ba để phát biểu, vì nội dung rất bổ ích đối với mọi người.

  • Dự kiến đề cương phát biểu

Giả dụ, anh (chị) định chọn nội dung: “Khắc phục tình trạng đi ẩu, nguyên nhân chủ yếu của tai nạn giao thông”. Anh (chị) hãy dự kiến đề cương theo lời phát biểu.

Gợi ý:

– Lời phát biểu gồm những nội dung nào?

– Các nội dung đó được sắp xếp ra sao?

Trả lời:

– Lời phát biểu gồm những nội dung:

+ Hiện tượng đi ẩu của học sinh hiện nay.

+ Hậu quả nghiêm trọng của việc đi ẩu là gây ra tại nạn giao thông

+ Nêu một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi ẩu: giới trẻ thích lạng lách đánh võng để thể hiện bản thân, do vội vã nên phóng nhanh, vượt đèn đỏ,…

+ Bàn về những giải pháp góp phần hạn chế tình trạng đi ẩu:

  • Tuyên truyền nâng cao ý thức tự giác chấp hành luật giao thông của mọi người.
  • Đẩy mạnh công tác giáo dục về luật an toàn giao thông trong nhà trường để học sinh nắm rõ..

I. PHÁT BIỂU Ý KIẾN

– Giới thiệu khái quát nội dung sẽ phát biểu.

-Trình bày nội dung theo đề cương dự kiến.

– Nói lời kết thúc và cảm ơn

– Trong quá trình phát biểu, cần lưu ý điều chỉnh thái độ, cử chỉ, giọng nói cho hợp lí và thuyết phục.

II. LUYỆN TẬP

Câu 1. Tại cuộc thảo luận với chủ đề “Quan niệm về hạnh phúc của tuổi trẻ trong thời đại ngày nay”, đã có một số ý kiến sau:

– Muốn có hạnh phúc thì phải kiếm được nhiều tiền, vì có tiền là có tất cả.

– Hạnh phúc là được làm theo ý thích của mình, là được tự do tuyệt đối không phụ thuộc vào ai, vào bất cứ cái gì.

– Hạnh phúc là phải biết cống hiến và hưởng thụ một cách hợp lí, phải biết hi sinh cho lí tưởng.

– Ai biết tạo ra sự hài hòa giữa hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc tập thể, người đó mới có hạnh phúc thất sự.

Nếu tham gia, anh (chị) sẽ phát biểu những ý nào và phát biểu như thế nào?

Trả lời:

– Giới thiệu những quan niệm khác nhau của giới trẻ hiện nay về hạnh phúc.

– Giải thích khái niệm hạnh phúc là gì.

– Đưa ra một số quan niệm về hạnh phúc:

+ Hạnh phúc là được làm theo ý muốn và sở thích của mình, không bị phụ thuộc vào ai, vào bất cứ điều gì.

+ Hạnh phúc chỉ trọn vẹn khi có sự hài hòa giữa hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc cộng đồng.

+ Hạnh phúc là mang lại nhiều niềm vui, điều tốt đẹp cho mọi người.

+ Hạnh phúc là có nhiều bạn tốt, vì người bạn tốt có thể chia sẻ nhiều điều trong cuộc sống.

Câu 2. Có ý kiến cho rằng: “Vào đại học là cách thập thân duy nhất của thanh niên”. Hãy phát biểu ý kiến của anh (chị)

Trả lời:

– Giới thiệu

Lập nghiệp như thế nào để thành công là vấn đề được đông đảo phụ huynh cũng như học sinh quan tâm. Bàn về vấn đề này, có ý kiến cho rằng: “Vào đại học là cách thập thân duy nhất của thanh niên”. Đây là ý kiến đề cao vai trò của trường đại học nhưng chưa hẳn là đúng.

– Đưa ra những quan điểm của mình

+ Vào đại học là một trong những cách lập thân tốt nhất của thanh niên ngày nay nhưng đó không phải là cách duy nhất và an toàn nhất vì:

  • Không phải tất cả thanh niên đều có khả năng vào được đại học, vì năng lực học khác nhau.
  • Ngoài việc vào đại học, thành niên còn có nhiều cách lập thân khác và vẫn đi đến thành công như: học nghề, nối nghiệp gia đình,…
  • Có nhiều thanh niên dù dã học xong đại học nhưng vẫn thất bại trên con đường lập thân.

+ Trong thực tế cuộc sống có nhiều thanh niên dù không tham gia học đại học nhưng vẫn có khả năng và đã lập thân, lập nghiệp thành công.

– Kết luận:

Việc lập thân phải tuỳ thuộc vào điều kiện, năng lực và đam mê của mỗi người, điều quan trọng và cần thiết nhất là phải có ý chí và nghị lực vươn lên trong cuộc sống.