Soạn văn Dọn về làng của Nông Quốc Chấn đầy đủ chi tiết nhất 2020

Soạn văn Dọn về làng của Nông Quốc Chấn đầy đủ chi tiết nhất 2020

Hướng dẫn

Dọn về làng là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của tác giả Nông Quốc Chấn. Để có những định hướng học đúng đắn và hiệu quả nhất, các bạn hãy cùng tham khảo bài soạn Dọn về làng mà chúng tôi sẽ giới thiệu dưới đây nhé!

I. Tìm hiểu về tác phẩm Dọn về làng của Nông Quốc Chấn

Câu 1. Cuộc sống gian khổ của nhân dân Cao Bắc Lạng và tội ác của giặc Pháp được diễn tả như thế nào?

Trả lời

– Cuộc sống gian khổ của nhân dân Cao Bắc Lạng được thể hiện qua những chi tiết:

+ Thời gian sống gian khổ trải qua “mấy năm”.

+ Cuộc sống chạy trốn cay đắng: chạy hết núi khe, “mẹ địu em chạy”, “con sau lưng dắt tay bà”, “vai đầy tay nải”.

+ Sự ấm êm, yên bình của cuộc sống bị đảo lộn, nhà cửa tan hoang, gia đình li tán, cơ cực: “Cha ngã xuống”, “phủ mặt cho chồng”, “máu đầy tay”.

– Tội ác của giặc Pháp hiện lên qua những chi tiết:

+ Nổ súng bắn vào những người dân vô tội, đốt lán.

+ Vơ vét của cải, quần áo của nhân dân.

+ Giết hại nhân dân ta: “cha bị bắt, bị đánh chết”.

Thông qua việc nêu lên tội ác của giặc, tác giả đã thể hiện thái độ xót xa trước cuộc sống của nhân dân cùng sự căm thù đối với kẻ thù xâm lược.

Câu 2. Nét độc đáo trong cách thể hiện niềm vui Cao – Bắc – Lạng được giải phóng qua đoạn đầu và đoạn cuối tác phẩm?

Trả lời

Nét độc đáo trong cách thể hiện niềm vui Cao – Bắc – Lạng được giải phóng qua đoạn đầu và đoạn cuối tác phẩm:

– Mở đầu là những câu thơ tràn đầy niềm vui chiến thắng, kết thúc là bức tranh nhân dân dọn về làng đầy tươi vui.

– Niềm vui của nhân dân khi giành lại được độc lập dân tộc được thể hiện qua những hình ảnh chân thực, gần gũi, sinh động: “Cười vang”, “xuống làng”, “Người nói cỏ lay”, “Ô tô kêu vang đường cái, Ríu rít tiếng cười con trẻ”….Đây là những từ ngữ giàu giá trị biểu cảm.

– Nét độc đáo của cách thể hiện niềm vui Cao- Bắc- Lạng là việc tác giả sử dụng những hình ảnh, cách nói mang đậm chất miền núi: hồn hậu, chất phác, tự nhiên.

Với ngôn ngữ mộc mạc, lối thơ giản dị, hình ảnh thơ chân thực, tác giả Nông Quốc Chấn đã diễn tả niềm vui sướng với nhiều cung bậc, và niềm vui đó lan tỏa đến mọi đối tượng.

Câu 3. Màu sắc dân tộc thể hiện như thế nào qua cách sử dụng hình ảnh của tác giả?

Trả lời

Màu sắc dân tộc thể hiện qua cách sử dụng hình ảnh của tác giả:

– Cách sử dụng hình ảnh so sánh: “Người đông như kiến”, “súng đầy như củi”, “Người nói cỏ lay trong rừng rậm”, Hổ không dám đến đẻ con trong vườn chuối”.

– Cách sử dụng từ ngữ: “hàng đàn”, quên tết tháng giêng”, “quên rằm tháng bảy”, “mày”, “tao”.

Đó là những hình ảnh gần gũi, quen thuộc và mang đậm hương vị của miền núi, thể hiện chân thực niềm vui của tác giả.