Soạn bài Việt Bắc chương trình Ngữ văn lớp 12 – Phần 1 tác giả Tố Hữu

Soạn bài Việt Bắc chương trình Ngữ văn lớp 12 – Phần 1 tác giả Tố Hữu

Hướng dẫn

Tố Hữu là một trong những tác gia lớn có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam. Với cảm hứng trữ tình chính trị, mỗi tác phẩm của Tố Hữu đều phản ánh đến một sự kiện chính trị, lịch sử nhất định, bài thơ Việt Bắc là một trong những tác phẩm như vậy. Để hiểu hơn về cuộc đời, sự nghiệp và phong cách sáng tác của Tố Hữu, các bạn hãy cùng theo dõi bài soạn Việt Bắc- phần 1 Tác giả Tố Hữu  NguVan.net giới thiệu dưới đây nhé!

I. Tìm hiểu về tác giả Tố Hữu

Câu 1: Nêu những nét lớn trong cuộc đời Tố Hữu?

Trả lời

Tố Hữu sinh năm 1920, mất năm 2002. Ông tên thật là Nguyễn Kim Thành, nguyên quán tại Quảng Điền – Thừa Thiên Huế. Tố Hữu sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo. Từ nhỏ nhà thơ đã được tiếp xúc rất nhiều với lời ăn tiếng nói dân gian qua các câu hát của mẹ.

Vào năm 13 tuổi, Tố Hữu đi học tại trường quốc học Huế – một trong những trường danh giá nhất cả nước lúc bấy giờ. Trong thời gian học tại trường ông có tham gia các phong trào đấu tranh các mạng cho tầng lớp học sinh, sinh viên. Dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của nhà thơ là vào năm 1938, Tố Hữu chính thức được kết nạp vào Đảng.

Tố Hữu bị thực dân Pháp giam giữ khi đang hoạt động cách mạng vào năm 1939. 3 năm sau đó, vào năm 1942, ông vượt ngục may mắn trốn thoát và ra Thanh Hóa tiếp tục sự nghiệp cách mạng. Cách mạng tháng 8/1945 nổ ra, Tố Hữu được bầu làm chủ tịch ủy ban khởi nghĩa Huế. Vào năm 1947, ông công tác trên Việt Bắc, giữa vai trò phụ trách đội văn hóa văn nghệ. Bên cạnh đó, Tố Hữu từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Trong năm 1996, Tố Hữu vinh dự được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho những cống hiến của mình. 6 năm sau ông qua đời.

II. Tìm hiểu về sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu

Câu 2: Những chặng đường thơ của Tố Hữu gắn bó như thế nào với những chặng đường cách mạng của bản thân nhà thơ, với những giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam?

Trả lời

Tố Hữu là nhà thơ cách mạng lớn của dân tộc. Ông dành tất cả thời gian sự nghiệp của mình để tạo ra những tác phẩm phục vụ cho cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Có thể thấy rằng chặng đường thơ của Tố Hữu gắn bó chặt chẽ, song hành với toàn bộ chặng đường cách mạng của bản thân nhà thơ và với những gia đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam.

– 1937 – 1946: Tập thơ “Từ ấy” ra đời. Đánh dấu cột mốc quan trọng trong cuộc đời Tố Hữu, hời điểm cách mạng giải phóng dân tộc bùng nổ.

– 1946 – 1954: Tập thơ “Việt Bắc” ra đời. Tái hiện lại một thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp trường kì gian lao nhưng anh dũng của cả dân tộc

– 1955 – 1961: Tập “ Gió lộng” với 25 bài thơ ra đời: Thời điểm miền Bắc đang trên đà xây dựng Chủ nghĩa xã hội và cuộc đấu tranh giải phóng thống nhất đất nước.

– 1962 – 1977: 2 tập thơ “ Ra trận”, “Máu và hoa” ra đời. Hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ đang ở cuộc kháng chiến chống Mỹ cam go ác liệt.

– 1992 – 1999: 2 tập thơ “Một tiếng đờn”, “Ta với ta” ra đời. Giai đoạn đất nước vừa bước ra khỏi chiến tranh, tiến hành công cuộc xây dựng và đổi mới.

Câu 3: Tại sao nói thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị?

Trả lời

Cảm hứng chủ đạo được khai thác trong thơ Tố Hữu chính là từ những tư liệu sống về cuộc cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc qua từng thời kì. Ông khai thác rất nhiều những chủ đề mang tính chính trị từ việc họa động cách mạng cho đến đời sống của những con người đang mang lí tưởng, nhiệt huyết cống hiến sẵn sàng sống, chiến đấu, hi snh cho tổ quốc. Tuy nhiên thơ ông lại không khô khan giáo điều mà đặt trong đó những tình cảm thiêng liêng cao quý. Ông đã để cái tôi cá nhân hòa vào dòng chảy chung của cả cộng đồng để cất lên những tiếng thơ xúc cảm trong suốt một thời kì khó khăn gian khổ.

Câu 4: Tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật Tố Hữu biểu hiện ở những điểm cơ bản nào?

Trả lời

Nghệ thuật thơ Tố Hữu mang đậm tính dân tộc. Ông sử dụng thể thơ lục bát, thơ bảy chữ – là những hể thơ truyền thống giàu nhạc điệu, dễ thuộc dễ nhớ. Bên cạnh đó Tố Hữu còn vận dụng nhiều lời ăn tiếng nói dân dã giản dị trong cách nói của người Việt để đưa vào thơ của mình!