Soạn bài Việt Bắc chương trình Ngữ văn 12 – Phần 2 tác phẩm Việt Bắc

Soạn bài Việt Bắc chương trình Ngữ văn 12 – Phần 2 tác phẩm Việt Bắc

Hướng dẫn

Trong bài học ngày hôm trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xong phần 1 tác giả tố Hữu. Để có thêm cái nhìn cụ thể nhất về quan điểm và phong cách sáng tác của Tố Hữu, bài học ngày hôm nay NguVan.Net sẽ giới thiệu đến người học bài soạn Việt Bắc phần tác phẩmCác bạn hãy cùng theo dõi để có thêm những thong tin chi tiết nhé!

I. Tìm hiểu về tác phẩm Việt Bắc của Tố Hữu

Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Phân tích sắc thái tâm trạng, lối đối đáp của nhân vật trữ tình trong đoạn trích

Trả lời

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Việt Bắc: Bài thơ được viết trong hoàn cảnh kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi vẻ vang, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. Vào 10/1945 diễn ra cuộc chia tay giữa cán bộ, chiến sĩ với người dân Việt Bắc. Trong tình cảm xúc động tình quân dân quyến luyến không rời Tố Hữu đã viết bài thơ này.

Tình cảm được thể hiện trong bài thơ là tình cảm bịn rịn không muốn rời. Bên cạnh đó còn là những hồi tưởng về một thời chiến đấu gian lao anh hùng và niềm tin tưởng, ước vọng về một tương lai đất nước hòa bình tươi đẹp. Việt Bắc được viết theo kết cấu đối đáp quen thuộc trong ca dao với cách xưng hô mình và ta càng làm rõ hơn sắc thái tình cảm gắn bó giữa kẻ ở – người đi.

Câu 2: Qua hồi tưởng của Tố Hữu, vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc hiện lên như thế nào?

Trả lời

Qua hồi tưởng của Tố Hữu, cảnh Việt Bắc hiện lên đẹp đầy ấn tượng vừa hùng vĩ lại vừa thân thương. Chúng ta có thể thấy tác giả đã khắc họa vẻ đẹp ấy qua nhiều góc độ, nhiều thời điểm khác nhau: khi là “Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù”, “Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”. Khi là “Ngày xuân mơ ở trắng rừng”, “Ve kêu rừng phách đổ vàng”,…Đặc biệt hơn cả là cảnh đẹp của Việt Bắc không đứng riêng lẻ một mình, mà nó xuất hiện trong không khí hào hùng của kháng chiến cùng dáng vẻ của những con người Việt Bắc.

Đẹp nhất và đáng nhớ nhất ở người Việt Bắc là cái nghĩa, cái tình. Kháng chiến thiếu thốn “miếng cơm chấm muối” nhưng tất cả những “đắng cay ngọt bùi” đều được chia sẻ, gánh vác. Ấn tượng rất đẹp đẽ về con người nơi đây còn hiện lên: “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”, “Nhớ cô em gái hái măng mộn mình” “Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang…

Có thể nói rằng Việt Bắc không chỉ đẹp về cảnh mà còn đẹp về tình cội nguồn gắn bó của quân và dân ta.

Câu 3: Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu; vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến đã được Tố Hữu khắc hoạ ra sao?

Trả lời

Việt Bắc trong những năm tháng chiến đấu hiện lên vô cùng hùng tráng.

Nhớ khi giặc đến giặc lùng

Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây

Núi giăng thành luỹ sắt dày

Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù

Hay

Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Khi ấy cả dân tộc cùng hừng thực một lòng căm thù giặc. Là tháng ngày vất vả thiếu thốn nhưng vẫn gian lao anh hùng “Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai”. Việt Bắc không nằm ngoài không khí khẩn trương của cuộc kháng chiến mà bản thân vùng đất ấy vô cùng sôi nổi mạnh mẽ hòa vào dòng chảy chung. Trong kháng chiến và cách mạng, Việt Bắc giữ vai trò quan trọng. Đó là quên hương cũng là căn cứ đầu não của cách mạng. Nơi đây là nơi gửi hắm hết những niềm tin tưởng của hang triệu con người Việt Nam về một mai chiến đấu thành công, giải phóng đất nước.

Câu 4: Nhận xét về hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc của bài thơ?

Trả lời

Bài thơ Việt Bắc có có hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc. Tố Hữu đã sử dụng thể thơ lục bát vô cùng sáng tạo nhuần nhuyễn với cách xưng hô, cách nói giản dị chất chứa tình cảm. Những hình ảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc hiện lên trong bài thơ gần gũi thân quen. Đặc biệt bài thơ là sự dung hòa về nhịp điệu nhẹ nhàng trữ tình lẫn âm hưởng hào hùng mạnh mẽ trong từng đoạn.