Soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) đầy đủ hay nhất lớp 9

Từ vựng là khái niệm dùng để chỉ kho từ vựng của một người là tập hợp các từ trong một ngôn ngữ mà người đó quen thuộc (biết tới). Từ vựng của một dân tộc là kho từ vựng được nhân dân từ bao đời nay của dân tộc tích lũy và không chỉ tích lũy còn phát triển vốn từ vựng ấy từng ngày với mong muốn làm cho từ vựng dân tộc mình ngày càng trở nên giàu đạp, phong phú hơn. Trước đó chúng ta đã có bài Tổng kết về từ vựng lớp 9 và hôm nay chúng ta tiếp tục với phần kiến thức đó: Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) để hoàn chỉnh các kiến thức liên quan.

Dưới đây là Hướng dẫn Soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) đầy đủ hay nhất lớp 9 tại Vanmau.top để các bạn lớp 9 tham khảo.

Soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) lớp 9

I. Sự phát triển của từ vựng

Câu 1 trang 135 SGK văn 9 tập 1

 

Vay mượn
Tạo từ ngữ
Phát triển số lượng từ
Phát triển nghĩa của từ
Các cách phát triển từ vựng

Điền nội dung thích hợp vào ô trống:

Câu 2 trang 135 SGK văn 9 tập 1

Ví dụ minh họa cho những cách phát triển nghĩa của từ:

  • Phát triển nghĩa của từ: Chân (người)- chân bài, chân ghế, chân trời,…
  • Tạo từ ngữ: chảy máu chất xám, sách đỏ,…
  • Vay mượn: internet, bu-lông, mẫu tử, phụ nữ,…

Câu 3 trang 135 SGK văn 9 tập 1

  • Không có ngôn ngữ nào mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển số lưọng vì nếu mỗi một hiện tượng lại cần phải có một từ ngữ mới để gọi tên thì số lượng sẽ tăng lên không ngừng khiến cho con người khó nắm bắt thông tin hơn nữa ngôn ngữ cũng kém phong phú hơn nếu mỗi từ chỉ có một nghĩa.

II. Từ mượn

Câu 1 trang 135 SGK văn 9 tập 1

Khái niệm: Từ mượn là từ có nguồn gốc từ ngôn ngữ tiếng nước ngoài.

Câu 2 trang 135 SGK văn 9 tập 1

Nhận định đúng: c)

Câu 3 trang 136 SGK văn 9 tập 1

  • Những từ mượn như săm, lốp, ga, xăng, phanh là những từ mượn đã được Việt hóa tức là được viết và đọc theo cách phát âm tiếng việt còn những từ như a-xít, ra-đi-ô, vi-ta-min là những từ mượn được viết theo hình thức phiên âm.

III. Từ Hán Việt

Câu 1 trang 136 SGK văn 9 tập 1

Khái niệm: Từ Hán Việt là từ có nguồn gốc tiếng Hán đã được người Việt sử dụng theo cách của mình.

Câu 2 trang 136 SGK văn 9 tập 1

Quan niệm đúng: b)

IV. Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội

Câu 1 trang 136 SGK văn 9 tập 1

Khái niệm:

  • Thuật ngữ: là từ dùng trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định.
  • Biệt ngữ xã hội: những từ ngữ chỉ dùng trong một nhóm người nhất định, tầng lớp xã hội nhất định.

Câu 2 trang 136 SGK văn 9 tập 1

Vai trò của thuật ngữ trong đời sống xã hội hiện nay:

  • Thuật ngữ là điều không thể thiếu khi muốn nghiên cứu và phát triển các ngành khoa học công nghệ.
  • Thuật ngữ phát triển là sự đánh giá sự phát triển của các lĩnh vực khoa học

Câu 3 trang 136 SGK văn 9 tập 1

Liệt kê một số từ ngữ là biệt ngữ xã hội:

  • Trong cách nói của học sinh: ngỗng (điểm 2), trứng (điểm 0), học vẹt (thuộc lòng mà không hiểu gì), học tủ ( chỉ học bài sẽ thi, kiểm tra vào),…

V. Trau dồi vốn từ

Câu 1 trang 136 SGK văn 9 tập 1

Các hình thức trau dồi vốn từ

  • Nắm được đầy đủ, chính xác nghĩa của từ và dùng từ một cách chính xác trong từng trường hợp cụ thể
  • Rèn luyện thêm những từ chưa biết để làm tăng vốn từ

Câu 2 trang 136 SGK văn 9 tập 1

Giải thích nghĩa của các từ:

  • Bách khoa toàn thư: từ điển bách khoa, ghi đầy đủ tri thức của các ngành.
  • Bảo hộ mẫu dịch: chính sách bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài trên thị trường nước mình.
  • Dự thảo: thảo ra để thông qua (động từ), bản thảo đưa ra để thông qua (danh từ).
  • Đại sứ quán: cơ quan đại diện chính thức và toàn diện của một nhà nước ở nước ngoài do một đại sức đặc mệnh toàn quyền đứng đầu
  • Hậu duệ: con cháu người đã chết.
  • Khẩu khí: khí phách được toát ra qua lời nói.
  • Môi sinh: môi trường sinh sống.

Câu 3 trang 136 SGK văn 9 tập 1

Sửa lỗi dùng từ trong các câu đã cho:

  • a) “béo bổ” sửa thành “béo bở”
  • b) “đạm bạc” sửa thành “tệ bạc”
  • c) “tấp nập” sửa thành “tới tấp”

Nguồn Internet