Soạn bài Nghĩa tường minh và hàm ý lớp 9 hay đầy đủ nhất

Trong giao tiếp, có những khi ta thường bộc lộ một cách trực tiếp những suy nghĩ, tình cảm của mình bằng những từ ngữ đúng nghĩa về điều đó. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tế nhị, chúng ta không thể dùng trực tiếp những lời nói đó mà cần phải nói khéo léo, hàm ý hơn. Đó là lí do vì sao chúng ta có nghĩa tường minh và hàm ý. Vậy nghĩa tường minh và hàm ý là như thế nào? Trong bài học này, chúng ta sẽ tìm hiểu về nghĩa tường minh và hàm ý, từ đó biết cách sử dụng nghĩa tường minh và hàm ý trong cuộc sống để cuộc đối thoại, giao tiếp trở nên uyển chuyển, khéo léo hơn. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Nghĩa tường minh và hàm ý lớp 9 hay đầy đủ nhất.
https://www.youtube.com/watch?v=qL35EGVReVk

SOẠN BÀI NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý LỚP 9

I- Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý

Câu 1 trang 75 SGK văn 9 tập 2:

Qua câu “Trời ơi, chỉ còn có năm phút!”, anh thanh niên cảm thấy tiếc vì thời gian còn ít quá

Anh thanh niên không nói thẳng ra vì ngại ngùng và muốn che dấu tình cảm của mình

Câu 2 trang 75 SGK văn 9 tập 2:

Câu nói thứ 2 của anh không chứa ẩn ý

II- Luyện tập Nghĩa tường minh và hàm ý

Câu 1 trang 75 SGK văn 9 tập 2:

a. Câu “Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy” cho thấy ông cũng chưa muốn chia tay anh thanh niên. Từ “tặc lưỡi” cho thấy điều ấy

b. Những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái: mặt đỏ ửng(ngượng), nhận lại chiếc khăn(không tránh được, thay lời cảm ơn), vội quay đi(quá ngượng)

=> Cô gái muốn để lại chiếc khăn mùi soa cho anh thanh niên để làm kỉ vật nhưng anh không nhận ra

Câu 2 trang 75 SGK văn 9 tập 2:

Hàm ý của câu in đậm: Khi đi, ông họa sĩ chưa kịp uống nước chè

Câu 3 trang 75 SGK văn 9 tập 2:

Câu chứa hàm ý là: Cơm chín rồi!

Hàm ý: Bảo ông Sáu vào ăn cơm

Câu 4 trang 75 SGK văn 9 tập 2:

Hai câu in đậm không chứa hàm ý vì:

  • Câu 1 nói để lảng tránh đề tài đang bàn
  • Câu 2 nói bỏ lửng

Nguồn Internet