Soạn bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Ngữ văn 9 đầy đủ hay nhất

Nếu làm một bài văn nghị luận về một tác phẩm (hay đoạn trích) là nêu lên nhận xét, đánh giá, quan điểm của cá nhân về nội dung, phong cách nghệ thuật của tác phẩm đó. Vậy một bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ có khác gì khi làm một bài văn nghị luận về một tác phẩm (hay đoạn trích).

Hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Ngữ văn 9. Qua bài viết, ta sẽ nắm được kiến thức của bài học, đồng thời biết làm một bài văn nghị luận theo dạng này và cách trình bày nội dung cũng như phong cách nghệ thuật của một bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ được thể hiện như thế nào để rõ ràng và mang lại hiệu quả cao nhất.

SOẠN BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ NGỮ VĂN 9

I. Tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

a) Vấn đề nghị luận của văn bản trên là: Ca ngợi vẻ đẹp mùa xuân của thiên nhiên, đất trời và cảm xúc thiết tha của nhà thơ đối với mùa xuân của đất trời, mùa xuân của đất nước trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”

b) Văn bản nêu lên những luận điểm về hình ảnh mùa xuân trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là

  • Hình ảnh mùa xuân với nhiều tầng ý nghĩa khác nhau. Trong đó, hình ảnh nào cũng thật đẹp, thật nên thơ và đáng yêu
  • Nêu ra vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên mùa xuân, có sự góp mặt của cả mầu sắc và âm thanh. Cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên, của đất trời.
  • Từ mùa xuân tươi đẹp của quê hương, đất nước, đến mùa xuân của nguyện ước hoà nhập, dâng hiến chân thành.

c) Bố cục của bài văn nghị luận

  • Mở bài: Từ đầu đến “…thật đáng trân trọng.”.
  • Thân bài: từ “Hình ảnh mùa xuân…” cho đến “…các hình ảnh ấy của mùa xuân”.
  •  Kết bài: Đoạn còn lại.

Bố cục của văn bản vô cùng chặt chẽ, đủ ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài. Nêu bật được nội dung ủa bài viết, đồng thời chỉ rõ những luận điểm, luận cứ nhằm làm sáng tỏ nội dung, phong cách nghệ thuật của bài thơ

d) Cách diễn đạt trong từng đoạn của văn bản đã làm nổi bật được các luận điểm của bài viết: Lời văn mạch lạc, gợi cảm, tác giả bài văn nghị luận đã cảm nhận bài thơ bằng hết những cảm nhận của bản thân và hiểu biết của mình với tình cảm yêu mến, chân thành.

II. Luyện tập bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Ngữ văn 9

Các luận điểm khác cho bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là

  • Ngôn ngữ, cấu trúc, giọng điệu được thể hiện trong bài thơ?
  • Bài thơ được thể hiện với kết cấu mạch lạc, mạch cảm xúc chân thành, tự nhiên của tác giản