Soạn bài Luyện tập bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Ngữ văn 9 đầy đủ hay nhấttap-bai-ng

rong bài học trước chúng ra đã được tìm hiểu về cách làm một bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hay đoạn trích), qua đó ta đã biết cách đưa ra những nhận định, những luận điểm và luận cứ nhằm nêu ra những nhận định và quan điểm của cá nhân mình. Hôm nay, chúng ta sẽ được Luyện tập bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Ngữ văn 9. Qua đó, nhằm củng cố bài viết, có thể luyện tập lại những định nghĩa và kiến thức đã học nhằm nâng cao kiến thức và trau dồi khả năng làm một bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

SOẠN BÀI LUYỆN TẬP BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) NGỮ VĂN 9

I. Chuẩn bị ở nhà bài Luyện tập bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Ngữ văn 9

1. Câu 1 trang 68 SGK Ngữ văn 9 tập 2

Ôn tập lại các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

2. Câu 2 trang 68 SGK Ngữ văn 9 tập 2

Đọc lại truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Dũng (Ngữ văn 9 tập 1)

II. Luyện tập trên lớp bài Luyện tập bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Ngữ văn 9

Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.

Mở bải:

  • Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm và đoạn trích “Chiếc lược ngà” trong Ngữ văn 9 tập 1 về tinh cha con của ông Sáu và con gái.

Thân bài

a) Giới thiệu hoàn cảnh ra đời tác phẩm

  • Truyện được viết vào năm 1966 trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước
  • Truyện được kể theo lời của nhân vật Ba – Bạn của ông Sáu, theo ngôi kể thứ nhất
  • Đoạn trích chiếc lược ngà nằm trong phần nào của tác phẩm? Nói về việc ông Sáu về thăm con và chiếc lược ngà là kỷ vật cuối cùng của ông dành cho con gái.
  • Tóm tắt sơ lược tác phẩm để thấy được hoàn cảnh éo le của những nhân vật trong truyện.

b) Cảm nhận của bé Thu đối với ba của mình

  • Lúc cha mới về, cảm nhận của Thu đối với cha lần đầu tiên khi nhìn thấy cha mình khác với trong ảnh vì có vết sẹo dài trên má
  • Thu xa lánh, ghét bỏ cha vì không giống cha mình qua những hành động như: hất miếng trứng cá ra mà cha Thu gắp ra khỏi bát, không chịu nghe lời ông Sáu
  • Khi được bà ngoại giải thích, Thu mới vỡ lẽ, cảm thấy hối hận và thương ba mình hơn
  • Lúc ông Sáu chuyển bị ra chiến trận, Thu gọi ba tha thiết, tình cảm dồn nén ba lâu nay mới được vỡ òa, hai tay ôm chặt cổ ba, hôn ba cùng khắp cả vết thẹo hết sức cảm động…

c) Tình cảm của ông Sáu dành cho con

  • Vì hoàn cảnh chiến tranh mà ông phải xa gia đình đi chiến đấu
  • Mong mỏi được trở về thăm con (nhảy xuống khi chưa cập bến, giơ hai cánh tay miệng lắp bắp gọi con).
  • Sự đau đớn, buồn bã khi con không chịu nhận mình là ba
  • Tình cảm vỡ òa khi Thu gọi mình là ba, khi được ôm con vào lòng
  • Nơi chiến trường, giành hết tình cảm làm chiếc lược tặng con, khi ngã xuống vẫn gắng gượng nhắn nhủ cho người bạn chiến đấu chiếc lược để trao lại cho con.

Kết bài: 

“Chiếc lược ngà” là một trong những truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Câu chuyện đã để lại một ấn tượng khó quên về tình cảm cha con mãnh liệt đầy xúc động.