Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn (Trích Truyện Lục Vân Tiên) Ngữ văn 9 đầy đủ hay nhất

Truyện Lục Vân Tiên là một tác phẩm chữ Nôm của Nguyễn Đình Chiều. Tác phẩm có ảnh hưởng sâu sắc trong dân chúng bởi nó đề cao tính nhân văn của con người, sự đối lập giữa thiện và ác, đồng thời nó còn là niềm tin không chỉ của tác giả mà của cả xã hội đối với những điều tốt đẹp ở trái tim và nhân cách con người. Đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn (Trích Truyện Lục Vân Tiên) là một minh chứng rõ ràng nhất cho giá trị nhân văn đó. Bằng những hình ảnh giầu cảm xúc, ngôn ngữ giản dị, khoáng đạt, ta cảm nhận rõ hơn cái tình,và thái độ quý trọng yêu mến của tác giả đối với những người dân lao động. Mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn (Trích Truyện Lục Vân Tiên) Ngữ văn 9 để cảm nhận rõ hơn điều đó.

SOẠN BÀI LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN (TRÍCH TRUYỆN LỤC VÂN TIÊN) NGỮ VĂN 9

I. Tìm hiểu tác phẩm

1. Tác phẩm

Đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn (Trích Truyện Lục Vân Tiên) nằm ở phần thứ hai của truyện.

2. Bố cục tác phẩm

  • Đoạn 1: Tám câu thơ đầu
  • Nội dung: Đoạn trích kể về việc Trịnh Hâm ra tay hại Vân Tiên
  • Đoạn 2: Mười câu tiếp theo
  • Nội dung: Lục Vân Tiên được ông Ngư cứu giúp
  • Đoạn 3: Còn lại
  • Nội dung: Nói về cuộc trò chuyện giữa Lục Vân Tiên và ông Ngư

II. Hướng dẫn soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn (Trích Truyện Lục Vân Tiên)

1. Câu 1 trang 121 SGK Ngữ văn 9 tập 1

  • Chủ đề của đoạn trích: Đoạn trích nói lên sự đối lập giữa thiện và ác, giữa những con người có nhân cách cao cả và thấp hèn. Từ đó đề cao cái thiện, phê phán cái ác và niềm tin của nhân dân vào những giá trị tốt đẹp

2. Câu 2 trang 121 SGK Ngữ văn 9 tập 1

  • Phân tích tâm địa độc ác của Trịnh Hâm qua hành động hãm hại bạn mình Lục Vân Tiên: Trịnh Hâm đang tâm hãm hại một người đang rơi vào bước đường cùng như Lục Vân Tiên (đang bị mù, bơ vơ nơi đất khách, tiền bạc hết). Hắn và Lục Vân Tiên vốn là bạn bè, Trịnh Hâm hãm hại Lục Vân Tiên là phản bội bạn bè và lời hứa của chính mình. Chỉ vì lòng đố kị và ganh ghét đối với tài năng của Lục Vân Tiên mà chọn lúc đêm khuya vắng lặng để đẩy Vân Tiên xuống sông, xong còn giả tiếng kêu trời, ra bộ không liên quan.
  • Giá trị nghệ thuật của đoạn thơ tự sự này: Đoạn thơ ngắn gọn, mạch lạc, tác giả sắp xếp thứ tự, diễn biến câu chuyện vô cùng hợp lí, thể hiện diễn biến hành động có tính toán và nhanh nhẹn của nhân vật Trịnh Hâm.

3. Câu 3 trang 121 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Đối lập với cái ác, cái thiện được biểu hiện qua đoạn trích như sau:

  • Đối lập với sự đố kị, ghen ghét của Trịnh Hâm là tấm lòng hào hiệp của ông Ngư
  • Ông Ngư và cả gia đình hết lòng cứu chữa cho Lục Vân Tiên.
  • Tuy hoàn cảnh khó khăn, cuộc sống đạm bạc, rau cháo qua ngày nhưng ông Ngư vẫn hết lòng cứu giúp và chia sẻ cuộc sống của mình với Lục Vân Tiên.
  • Ông không hề tính toán đến ơn nghĩa cứu mạng với Lục Vân Tiên
  • Cuộc sống lao động của ôn Ngư: Đó là cuộc sống của một người dân chài bình thường, không ham danh lợi vật chất, sống hòa hợp với thiên nhiên.
  • Qua đó, tác giả ca ngợi tấm lòng hào hiệp, nghĩa khí, giầu tình nghĩa của người dân lao động.

4. Câu 4 trang 121 SGK Ngữ văn 9 tập 1

  • Những câu thơ em cho là hay nhất trong tác phẩm nằm ở đoạn thơ nói về Nói về cuộc trò chuyện giữa Lục Vân Tiên và ông Ngư. Qua đoạn thơ ta thấy được cảm xúc khoảng đạt, giàu tình nghĩa, bình dị, dân dã và thấy được cái tình của người lao động. Những con người lao động nhưng giàu tình cảm, lòng thương người sâu sắc. Tác giả sử dụng nhiều hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, mở ra một khoảng thiên nhiên cao rộng, khoáng đạt, nên thơ…

III. Luyện tập bài Lục Vân Tiên gặp nạn (Trích Truyện Lục Vân Tiên) Ngữ văn 9

  • Những nhân vật có thể xếp cùng một loại với ông Ngư ở đoạn trích này là: ông Tiều, ông Quán, bà lão dệt vải trong rừng.
  • Họ có những đặc điểm chung là: Đều là những người dân lao động hiền lành, chất phác, giàu tình cảm và thương người.
  • Qua đó tác giả muốn gửi gắm những giá trị tư tưởng cao đẹp, niềm tin vào cái thiện và công lý, ca ngợi những phẩm chất cao đẹp nơi người lao động.