Soạn bài Làng hay nhất lớp 9

Có một câu nói như thế này: “Người ta có thể tách con người ra khỏi quê hương nhưng không bao giờ có thể tách quê hương ra khỏi con người”. Câu nói này là một lời khẳng định chắc nặng về chân lí muôn thủa: “Sinh ra ở đâu thì mãi mãi thuộc về nơi đó”. Cho dù con người ta có xa quê hương đến đâu đi chăng nữa thì lòng vẫn một lòng hướng về quê hương mình. Hình ảnh tươi đẹp của quê hương sẽ mãi không bao giờ phai nhòa trong tâm trí của người con xa quê. Đó cũng là tâm lí của nhân vật ông hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân. Vậy chúng ta hãy cùng đến với một đoạn trích trong truyện ngắn Làng của Kim Lân. Dưới đây là Hướng dẫn Soạn văn bản Làng hay nhất lớp 9 tại Vanmau.top để các bạn lớp 9 tham khảo, luyện tập và ôn tập.

Soạn bài Làng lớp 9

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

  • Kim Lân (1920 – 2007), tên thật là Nguyễn Văn Tài, là một nhà văn Việt Nam.
  • Ông quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn (nay là làng Phù Lưu, phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn), tỉnh Bắc Ninh.
  • Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ được học hết bậc tiểu học rồi phải đi làm. Kim Lân bắt đầu viết truyện ngắn từ năm 1941.
  • Một số truyện: Vợ nhặt, Đứa con người vợ lẽ, Đứa con người cô đầu, Cô Vịa,…

2. Tác phẩm

  • Làng là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn Kim Lân viết về làng quê và những người dân quê Việt Nam.
  • Truyện ngắn được sáng tác vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và được đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948.

Bố cục:

  • Phần 1 (từ đầu đến “ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá”): Ông Hai nghe tin tức chiến đấu của quân ta.
  • Phần 2 (tiếp theo đến “cũng vợi đi được đôi phần”): Tâm trạng phức tạp của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
  • Phần 3 (Còn lại): Niềm vui, niềm tự hào, xúc động của ông Hai khi nghe nghe tin làng chợ Dầu theo giặc được cải chính.
Xem thêm:  Thuyết minh về hoa hồng lớp 9 hay nhất đầy đủ

II. Hướng dẫn Soạn bài Làng lớp 9

Câu 1 trang 124 SGK văn 9 tập 1

  • Truyện “Làng” đã xây dựng được môt tình huống truyện độc đáo làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê, tình yêu đất nước của nhân vật ông Hai. Đó là tình huống: Ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu quê mình theo giặc đúng lúc đnag nghe được tin quân ta thắng trận.

Câu 2 trang 124 SGK văn 9 tập 1

Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến kết thúc truyện:

  • Khi nghe tin đột ngột làng chợ Dầu theo giặc: “cổ họng ông lão nghẹn ắng lại, da tê rân rân, ông lão lặng đi, tưởng như không thở được, một lúc sau ông mới hỏi lại giọng lạc hẳn đi nhưng ông chưa tin, đến khi những người tản cư kể rành rọt quá, ông không thể không tin”
  • Khi về nhà: “mặt cúi gằm xuống đất, về đến nhà ông vật ra gường, nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão tràn ra, đau đớn rít lên, nguyền rủa bọn phản bội”; suốt ngày ở trong nhà, chẳng chịu đi đâu, chỉ quanh quẩn để nghe ngóng tình hình bên ngoài, có đám đông xúm lại ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa ông cũng chột dạ, lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng người ta đang để ý mình.
  • Khi đi nghe tin cái chính làng chợ Dầu không theo giặc: ông Hai “bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên”. Ông mua bánh chia cho các con, lại đi khắp nơi khóc về làng ông như xưa nhưng bây giờ, trong câu chuyện của ông có thêm cái tin Tây đốt làng ông, đốt cả nhà ông nữa.
Xem thêm:  Giáo án ngữ văn 10 theo chủ đề tích hợp: Làm văn nghị luận ( 2 )

Ông Hai đau đớn, tủi hổ khi nghe tin làng theo giặc vì ông rất yêu làng, tự hào về làng đồng thời ông cũng yêu nước, ủng hộ cách mạng và trước giờ luôn rất tự hào vì làng mình là làng kháng chiến.

Câu 3 trang 124 SGK văn 9 tập 1

  • Ông nói chuyện với đứa con của mình như vậy là bởi vì không biết phải tự giãi bày, tự minh phân trần lòng mình với ai nên ông nói chuyện với đứa con nhỏ.

Qua lời trò chuyện của ông Hai với con:

  • Ông Hai rất yêu làng của mình (Việc nhắc con nhớ về làng mình) nhưng là làng Chợ Dầu trước đây, làng kháng chiến.
  • Ông Hai cũng rất yêu đất nước, lòng chung thành một lòng với kháng chiến, với cách mang, với Bác Hồ.

=> Tình yêu làng quê, yêu đất nước đã gắn bó làm một, hòa quyện trong con người ông Hai trở thành một thứ tình cảm thiêng liêng bền vững.

Câu 4 trang 124 SGK văn 9 tập 1

Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lý và ngôn ngữ nhân vật ông Hai:

  • Nghệ thuật miêu tả cụ thể gợi cảm các diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ, đặc biệt tác giả diễn tả rất đúng và gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật.
  • Đặt nhân vật vào tình huống thử thách bên trong đề bộc lộ chiều sâu tâm trạng.

III. Luyện tập về bài Làng

Câu 1 trang 124 SGK văn 9 tập 1

Đoạn văn:

Cổ họng ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:

  • – Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại…
Xem thêm:  Thuyết minh về dinh Độc Lập, bài văn mẫu về dinh Thống nhất Sài Gòn

Phân tích:

Khi nghe làng Chợ Dầu quê hương ông theo giặc:

  • Lúc đầu vì thông tin đến một cách quá bất ngờ khiến cho ông lão không thể phản ứng lại được, có phản ứng lại cũng chỉ là sự tê tái của niềm tin bị phản bội: “Cổ họng ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”.
  • Ngay trong lúc ông đang sung sướng khi nghe được tin vui chiến thắng của quân ta thì lại được báo tin làng kháng chiến mà ông tự hào bấy lâu theo giặc điều đó khiến cho ông khó lòng mà tin được nên ông mới hỏi lại, giọng lại hẳn đi.

Câu 2 trang 124 SGK văn 9 tập 1

  • Những truyện ngắn, bài thơ viết về tình cảm quê hương, đất nước: Tre Việt Nam(Nguyễn Duy), Quê hương (Đỗ Trung Quân).
  • Nét riêng của truyện ngắn Làng: tình yêu quê hương và tình yêu đất nước được đặt trong sự gắn bó khăng khít với nhau, hòa quyện, thống nhất với nhau. Đó là hai tình cảm không thể tách rời và tình yêu quê hương là cơ sở cho tình yêu tổ quốc.

Nguồn Internet