Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều) lớp 9 hay đầy đủ

Truyện Kiều là một trong những tác phẩm bất hủ trong kho tàng văn học Việt Nam. Bài thơ không chỉ là tiếng lòng, tiếng kêu ai oán của nhân vật mà đó còn nói lên sự thối nát của triều đại phong kiến Việt Nam, coi thường những giá trị nhân văn, giá trị con người. Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn thơ miêu tả nội tâm nhân vật thành công nhất trong toàn bộ tác phẩm. Bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, bút pháp điêu luyện, đoạn trích cho ta thấy được cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi, và tấm lòng thủy chung của Thúy Kiều. Hôm nay, chúng ta cùng soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều) Ngữ văn 9 để cảm nhận rõ hơn tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều

SOẠN BÀI ĐOẠN TRÍCH KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH (TRÍCH TRUYỆN KIỀU) NGỮ VĂN 9

I. Tìm hiểu chung về đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều)

1. Tác phẩm

Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích nằm ở phần thứ hai (Gia biến và lưu lạc) của tác phẩm. Sau khi biết mình bị lừa bán vào lầu xanh, Kiều uất ức định tử tử. Tú Bà giam lỏng nàng ở Lầu Ngưng Bích để thực hiện âm mưu mới.

2. Bố cục tác phẩm

  • Phần 1: 6 câu thơ đầu
  • Nội dung: Miêu tả cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích
  • Phần 2: 8 câu thơ tiếp theo
  • Nội dung: Thể thiện tâm trạng của Kiều đối với Kim Trọng và bố mẹ mình
  • Phần 3: 8 câu thơ cuối
  • Nội dung: Tâm trạng buồn bã, sầu thảm của Thúy Kiều thể hiện qua bức tranh thiên nhiên.

II. Hướng dẫn soạn bài Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích Ngữ văn 9

1. Câu 1 trang 95 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Tìm hiều cảnh thiên nhiên trong 6 câu thơ đầu

  • Đặc điểm của không gian trước lầu Ngưng Bích: Trong sáu câu thơ đầu trong đoạn trích, không gian được tái hiện qua sự cảm nhận và qua con mắt của nhân vật. Sự mênh mông, hoang văng của đất trời “bốn bề bát ngát xa trông” nhưng chỉ thấy sự núi cao, non xa, cát vàng, cồn nọ,…
  • Thời gian qua sự cảm nhận của Thúy Kiều được tác giả thể hiện qua hình ảnh “mây sớm đèn khuya”, một vòng tròn về thời gian được lặp đi, lặp lại, ngày và đêm cứ nối tiếp nhau tạo ra một sự bế tắc nhàm chán.
  • Qua khung cảnh thiên nhiên ấy ta có thể thấy Thúy Kiều đang ở trong hoàn cảnh vô cùng đáng thương, bị giam hãm mất tự do. Tâm trạng của nàng cô đơn, buồn tủi, nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, … ngao ngán đến cùng cực.

2. Câu 2 trang 95SGK Ngữ văn 9 tập 1

Tám câu thơ tiếp theo nói lên nỗi nhớ thương của Kiều

a) Trong hoàn cảnh và cảnh ngộ của mình nàng đã nhớ tới Kim Trọng đầu tiên. Điều này là vô cùng hợp lý, nó phù hợp với hoàn cảnh và tâm lý của một người con gái và qua đó cho ta thấy được sự tài tình và tinh tế của Nguyễn Du. Nhớ Kim Trọng, nàng nhớ tới đêm thề ước dưới trăng, thương chàng đang ngóng trông, mòn mỏi chờ đợi trong vô vọng. Tiếp đến, nàng nhớ đến cha mẹ mình, tuổi đã già mà không có ai chăm sóc. Nàng nghĩ về cha mẹ tóc đã bạc, tuổi đã cao mà vẫn lo lắng, mong ngóng cho mình nơi quê nhà mà càng thêm đau xót.

b) Để thể hiện nỗi nhớ và tâm trạng của Thúy Kiều, tác giả đã sử dụng những từ ngữ và hình ảnh vô cùng tinh tế và sâu sắc. Tác giả đã sử dụng những thành ngữ như “quạt nồng ấp lạnh” hay cụm từ “cách mấy nắng mưa” để nói lên nỗi băn khoăn và lo lắng của Thúy Kiều khi nhớ về cha mẹ mình. Đồng thời tác giả cũng sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ “chén đồng, tin sương, tấm son, quạt nồng ấp lạnh, sân lai, gốc tử…,” để nói lên tâm trạng đau đớn và buồn thương đối với Kim Trọng.

c) Qua những nỗi nhớ của nàng ta thấy được Thúy Kiều là một người yêu chung thủy, một người con hết lòng hiếu thảo với cha mẹ. Dù trong hoàn cảnh trớ trêu, khó khăn nhất nàng vẫn hướng lòng mình về những người thân yêu mà quên đi sự vất vả và hoàn cảnh của bản thân mình.

3. Câu 3 trang 96 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Tám câu thơ cuối miêu tả cảnh vật qua tâm trạng

a) Cảnh vật ở trong đoạn trích là hư ảo, là tâm trạng của nhân vật chứ không phải cảnh thực. Cảnh vật hay chính là tâm trạng, nỗi lòng của nhân vật. Mỗi một nét vẽ là một sắc thải cảm xúc của Thúy Kiều.

  • Nàng nhìn cảnh buồm thấp thoáng xa xa, vô định trong dòng nước như chính cuộc đời nàng giữa dòng đời trôi nổi
  • “Ngọn nước mới sa:, “hoa trôi man mác biết là về đâu” hay chính là thân phận của nàng, chìm nổi lênh đênh, nàng không biết cuộc đời mình sẽ đi đâu về đâu giữa ngọn nước nổi trôi của cuộc đời
  • Trong cảnh hoa trôi man mác trên ngọn nước mà buồn đau cho số phận mình tan tác trôi giạt, vô định. Trong nội cỏ dầu dầu giữa màu xanh bao la của trời đất mà thương cho cuộc đời của chính mình đang héo hắt tàn lụi mà không có cách nào thay đổi được.
  • Nàng nghe tiếng gió, tiếng sóng kêu hay đó chính là tiếng lòng của nàng đang kêu cứu giữa dòng đời đang muốn vùi dập nàng. Nàng hãi hùng, lo sợ những tai họa đang bủa vây lấy mình.

b) Cách dùng điệp ngữ của Nguyễn Du qua tám câu thơ cuối “Buồn trông” nó mở ra một tâm trạng đau thương của nhân vật, nỗi buồn của nàng như bao trùm lên toàn bộ không gian và thời gian.

III. Luyện tập đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều)

1. Câu 1 trang 96 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là biện pháp nghệ thuật mượn cảnh vật để nói lên tâm trạng của nhân vật. Qua đó gửi gắm tâm tư, tình cảm của nhân vật hay tình cảm của chính tác giả.

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong tám câu thơ cuối

  • Cánh buồm nhỏ xa xăm vô định thể hiện cho chính cuộc đời Thúy Kiều đang chìm nổ giữa dòng đời.
  • Cánh hoa bị vùi dập hay nói về số kiếp trôi nổi của nàng, không thể định đoạt được, nàng mặc kệ cho cuộc đời.
  •  Nội cỏ rầu rầu một màu đơn điệu như màu sắc cuộc đời tẻ nhạt mà nàng đang chịu đựng.
  • Gió cuốn, sóng ầm ầm chính là dông tổ cuộc đời, tiếng lòng của chính nàng đang kêu cứu, đang sợ hãi trước những tai họa, hiểm nguy có thể tới bất cứ lúc nào.