Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh lớp 9 đầy đủ hay nhất

Mỗi một quốc gia đều có một trang sử riêng, có thăng có trầm, có phần đáng tự hào nhưng cũng có chỗ đau thương khôn xiết. Và Việt Nam đất nước ta cũng không ngoại lệ. bên cạnh những trang sử hào hùng cũng có những trang sử sách được ghi lại đầy bí ẩn, kì bí cho đến tận bây giờ chưa được giải đáp hay cả những kí sử không mấy tươi sáng về các thời kì lịch sử hay về các vị vua quan thời phong kiến xưa kia. Trong đó một trong những chuyện sử được đưa vào trong chương trình bộ môn ngữ văn tiêu biểu phải kể đến trích đoạn “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh lớp 9. Việc soạn bài ở nhà là bước chuẩn bị cần thiết trước khi lên lớp.

SOẠN BÀI CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH LỚP 9.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

  • Phạm Đình Hổ (1768 – 1839) tên chữ là Tùng Niên hoặc Bỉnh Trực, tục hay gọi là Chiêu Hổ. Quê ở tỉnh Hải Dương.
  • Ông sống vào thời kì đất nước loạn lạc nên muốn ẩn cư. Vua Minh Mạng mời ông ra làm quan song ông cũng mấy lần từ chức, rồi lại bị triệu ra. Ông để lại nhiều công trình biên soạn, khảo cứu có giá trị về đầy đủ các lĩnh vực: văn học, triết học, lịch sử….

2. Tác phẩm

  • “Vũ trung tùy bút” (tùy bút trong những ngày mưa) là một tác phẩm đặc sắc của Phạm Đình hổ, được viết khoảng đầu đời Nguyễn gồm 88 mẩu chuyện nhỏ: bàn về các thứ lễ nghi, phong tục tập quán, ghi chép những sự kiện xảy ra đương thời lúc đó và một số nhân vật lịch sử…chủ yếu ở vùng Hải Dương quê ông.
  • “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”  trích trong “vũ trung tùy bút” đã phản ánh đời sống sa hoa và sự nhũng nhiễu của vua quan thời Lê – Trịnh bằng một lối viết sinh động, chân thực.

II. Hướng dẫn soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh đọc hiểu chi tiết

Câu 1 trang 63 SGK ngữ văn 9 tập 1:

Thói ăn chơi xa xỉ, vô độ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận trong phủ được miêu tả thông qua những cảnh và những việc cụ thể:

  • Việc xây dựng đình đài và thú ngao du vô độ
  • Miêu tả tỉ mỉ những cuộc bài trí dạo chơi của chúa Trịnh
  • Việc thu sản vật, thứ quý
  • Việc bày vẽ, trang trí trong phủ gây tốn kém

Nhận xét lời văn miêu tả: lời văn ghi chép sự việc của tác giả bằng một giọng khách quan, hầu như không bộc lộ thái độ nào, chỉ kể ra sự việc tự sự sau đó tự nó bóc trần bản chất nhân vật: chỉ lo vơ vét đầy túi, tham quan, hoạn quan, ức hiếp bóc lột => một xã hội rối ren.

Ý nghĩa của câu nói:

  • Đó là lời nhận xét của tác giả về thực trạng và tương lai đất nước
  • Là sự dự báo về điềm thảm họa sắp xảy ra

Câu 2 trang 63 SGK ngữ văn 9 tập 1:

Thủ đoạn nhũng nhiễu của bọn hoạn quan hầu cận:

  • Xem nhà nào có cây cảnh, chim khướu tốt biên ngay hai chữ “phụng thủ” và lấy đi, cướp không của dân một cách trắng trợn.
  • Dùng thủ đoạn ép những nhà giàu có giấu vật cung phụng để dọa lấy tiền

Ý nghĩa đoạn văn cuối bài:

  • Hậu quả đau lòng của những nhà có cây cảnh đẹp nhưng không dám giữ lại
  • Việc chặt cây cảnh của gia đình tác giả là một minh chứng hùng hồn cho thực trạng rối ren của đất nước, làm tăng tính thuyết phục cho văn bản.

Câu 3 trang 63 SGK ngữ văn 9 tập 1:

Sự khác nhau giữa thể tùy bút và truyện là:

  • Tùy bút là thể văn dùng để ghi chép những con người và sự việ cụ thể, có thực, qua đó người viết chú trọng bộc lộ thái độ, cảm xúc, suy tư, nhận thức đánh giá của mình về con người và cuộc sống. Truyện là thể văn phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống qua các sự kiện, biến cố xảy ra trong cuộc đời con người.
  • Truyện thường phải có cốt truyện và nhân vật, cốt truyện được trình bày có mở đầu, diễn biến, kết thúc; nhân vật được xây dựng có đặc điểm ngoại hình, chi tiết miêu tả nội tâm, diễn biến tâm lí….Tùy bút là sự ghi chép tùy hứng, có khi tản mạn, không theo một cốt truyện nào mà chủ yếu nhằm bộc lộ tình cảm, thái độ của tác giả.

III. Luyện tập bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

Gợi ý: học sinh nên tìm hiểu sử sách về giai đoạn này trước khi viết một đoạn văn sao cho chính xác sự kiện.