Soạn bài Các thành phần biệt lập (tiếp theo) lớp 9

Thành phần biệt lập là những bộ phận tách rời khỏi nghĩa sự việc của câu, không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. Thành phần biệt lập bao gồm thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú. Bài học trước chúng ta đã được tìm hiểu về thành phần tình thái và thành phần cảm thán. Nối tiếp bài học về các thành phần biệt lập, chúng ta cùng tìm hiểu thêm về hai thành phần là thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú trong bài học “Các thành phần biệt lập (tiếp theo)”.

Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài “Các thành phần biệt lập (tiếp theo)”

YouTube video

SOẠN BÀI  CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP LỚP 9

I. Thành phần gọi – đáp

1. Câu 1 (trang 31 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Những từ in đậm trong các câu a, b từ này dùng để gọi từ thưa ông dùng để đáp.

2. Câu 2 (trang 31 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Những từ ngữ dùng để gọi – đáp này không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của câu.

3. Câu 3 (trang 31 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Trong những từ in đậm đó từ này ở câu a dùng để tạo lập cuộc thoại, từ thưa ông ở câu b dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra.

II. Thành phần phụ chú

1. Câu 1 (trang 32 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Nếu lược bỏ các từ ngữ đậm ở câu a và cũng là dứa con duy nhất của anh và ở câu b tôi nghĩ vậy, thì nghĩa sự việc của mỗi câu trên vẫn không thay đổi. Vì những từ ngữ này chỉ có giá trị bổ sung một vài chi tiết cho nội dung chính

2. Câu 2 (trang 32 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Ở câu a các từ ngữ in đậm được thêm vào dùng để chú thích cho cụm từ “ đứa con gái đầu lòng của anh”.

3. Câu 3 (trang 32 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Trong câu b cụm chủ – vị in đậm dùng để chú thích cho cụm chủ vị “Lão không hiểu” chỉ mới là điều suy đoán của nhân vật tôi, chưa hẳn là đã đúng.

III. Luyện tập

1. Câu 1 (trang 32 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Từ dùng để gọi từ “này”, từ dùng để đáp từ “vâng”.

Quan hệ giữa hai người là quan hệ trên – dưới, và thân mật.

2. Câu 2 (trang 32 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Thành phần gọi đáp “ bầu ơi”.

Lời gọi đó hướng tới tất cả mọi người (có tính chất chung)

3. Câu 3,4 (trang 32 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Câu Thành phần phụ chú Tác dụng Từ ngữ liên quan
a kể cả anh bổ sung đối tượng đang nói mọi người
b các thầy, cô giáo, các bậc… người mẹ xác định rõ những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa giáo dục những người nắm giữ chìa khóa của cánh của này
c những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới bổ sung vai trò của lớp trẻ tương lai lớp trẻ
d – có ai ngờ

– thương thương quá đi thôi

– thái độ ngạc nhiên

– tình cảm thương mến của người nói

– cô bé nhà bên

– mắt đen tròn

4. Câu 5 (trang 32 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2

Chúng ta đang đứng trước một thiên niên kỉ mới, thế kỉ 21, với biết bao cơ hội cũng như bao nhiêu thách thức đang chờ đợi. Lớp trẻ chúng ta – những người gánh vác trọng trách mà lịch sử giao phó – phải chuẩn bị gì cho mình để bước đi trên con đường dài vạn dặm ấy? Một kiến thức thật chắc chắn, một bản lĩnh thật vững vàng, và một trái tim thật nồng nhiệt, có thế chúng ta mới hội nhập được với “năm châu bốn bể” để đưa đất nước vững bước tiến lên.