Soạn bài Các thành phần biệt lập lớp 9

Trong bộ môn Ngữ văn dù chỉ là một thành phần nhỏ nhất cũng không thể thiếu, tuy nhỏ nhưng chúng lại đóng một vai trò nhất định nào đó trong câu. Và trong công việc biểu đạt nội dung của câu thì chính là thành phần biệt lập. Trong chương trình ngữ văn 9 tập 2 lần này chúng ta sẽ tập làm quen với đơn vị kiến thức này qua bài Các thành phần biệt lập. từ đó để chúng ta rút ra king nghiệm, bài học cũng như biết vận dụng, áp dụng vào quá trình học tập cũng như trong đời sống một cách tốt nhất, hợp lí nhất. Nếu thực sự rất chú tâm thì đây cũng là một bài học đơn giản để chúng ta trau dồi thêm một số kiến thức sao cho vững. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Các thành phần biệt lập.

https://www.youtube.com/watch?v=BAUGOtQWEjY

SOẠN BÀI CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP.

I. Thành phần tình thái

Câu 1 trang 18 SGK ngữ văn 9 tập 2:

Các từ ngữ in đậm trong những câu trên thể hiện nhận ddingj của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu

  • (1) – chắc: thể hiện thái độ tin cậy cao của người nói (người kể chuyện) đối với nội dung được nói đến trong câu (ý nghĩa nhân vật)
  • (2) – có lẽ: cũng thể hiện thái độ tin cậy cao của người nói đối với nội dung được nói đến trong câu (tâm trạng, cử chỉ của nhân vật), nhưng ở mức độ không cao như từ “chắc”

Câu 2 trang 18 SGK ngữ văn 9 tập 2:

Thành phần tình thái không quyết ddingj đến nghĩa sự việc của câu. Cho nên khi bỏ đi các từ ngữ “chắc, có lẽ” thì nội dung cơ bản của những câu trên không thay đổi.

II. Thành phần cảm thán

Câu 1 trang 18 SGK ngữ văn 9 tập 2:

Các từ ngữ “ồ, trời ơi” trong hai câu này không chỉ sự vật hay sự việc cụ thể nào.

Câu 2 trang 18 SGK ngữ văn 9 tập 2:

Nhờ những phần tiếp theo của câu mà chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa cảm thán của từng câu, rằng tại sao người lại kêu lên “ồ” và “trời ơi”

Câu 3 trang 18 SGK ngữ văn 9 tập 2:

Các thành phần tình thái và cảm thán không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu cho nên chúng được gọi là thành phần biệt lập.

III. Luyện tập bài Các thành phần biệt lập.

Câu 1 trang 19 SGK ngữ văn 9 tập 2:

  • Các thành phần tình thái: có lẽ, hình như, chả nhẽ
  • Các thành phần cảm thán: chao ôi

Câu 2 trang 19 SGK ngữ văn 9 tập 2:

Có thể có những từ ngữ có mức độ tin cây ngang hàng nhau, chỉ khác nhau về thói quen hay hoàn cảnh sử dụng

Dường như/hình như/có vẻ như – có lẽ – chắc là – chắc hẳn – chắc chắn

Câu 3 trang 19 SGK ngữ văn 9 tập 2:

Trong số 3 từ chắc / hình như/ chắc chắn, với từ “chắc chắn” người nói sẽ phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra; với từ “hình như” trách nhiệm về độ tun cậy mà người nói ra phải chịu thấp nhất. Nhà văn chọn từ “chắc” là chính xác nhất. Tác giả không chọn từ “chắc chắn” vì đó mới là dự đoán của nhân vật tôi – người ngoài cuộc; nhưng cũng không dùng từ hình như có đội tin cậy thấp, vì nhân vật tôi là bạn thân lâu năm của ông Sáu, có thể hiểu rõ được tâm lí của bạn mình.

Câu 4 trang 19 SGK ngữ văn 9 tập 2:

Học sinh tự làm (viết một cách chân thực, biết áp dụng kiến thức yêu cầu trong đề bài)