Soạn bài các phương châm hội thoại (tiếp theo) lớp 9 đầy đủ hay nhất

Trong cuộc sống hay trong văn học thì hội thoại là một trong những hình thức rất phổ biến và cần thiết trong bất kì tình huống giao tiếp nào. Hội thoại giúp con người trao đổi những thông tin hữu ích và cần thiết cho nhau, vì tính chất ấy mà người ta đã đưa ra nhiều phương châm hội thoại khác nhau. Cụ thể trong chương trình ngữ văn lớp 9 các bạn học sinh sẽ được học bài Phương châm hội thoại. Từ đó hiểu được về khái niệm của cá phương châm và vận dụng các phương châm hội thoại ấy một cách tốt nhất để phát huy tôi đa khả năng biểu đạt ngôn ngữ của nó. Dưới đây là hướng dẫn soạn bài Phương châm hội thoại ( tiếp theo) lớp 9 hay nhất do Vanmau.top biên soạn để các bạn tham khảo thêm nhé.

SOẠN BÀI PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI ( TIẾP THEO) LỚP 9 HAY NHẤT

I Kiến thức bài học

1. Phương châm quan hệ

  • Thành ngữ “ Ông nói gà, bà nói vịt” nói đến hiện tượng không thống nhất trong lời nói dẫn đến sự rời rạc trong giao tiếp, gây ra sự khó hiểu,  làm cho cuộc đối thoại không thể tiếp tục
  • Nếu xuất hiện tình huống hội thoại như câu thành ngữ trên chắc chắn con người sẽ không thể giao tiếp trao đổi thông tin như mong muốn
  • Vì vậy, khi giao tiếp cần nói đúng đề tài gioa tiếp, tránh nói lạc đề

2. Phương châm cách thức:

a, Trong tiếng việt có những thành ngữ sau chỉ những cách nói dài dòng, không rành mạch. Cách nói này làm cho đối phương khó tiếp nhận hoặc tiếp nhận sai nội dung cần biểu đạt:

  • Dây cà ra dây muống
  • Lùng bung như ngậm hột thị

b, Câu: “ Tôi đồng ý với nhận định của ông ấy” có thể hiểu theo hai cách sau:

  • Cụm từ;” của ông ấy” bổ nghĩa cho từ “truyện ngắn” có nghĩa là ông ấy là tác giả của truyện ngắn
  • Cụm từ “của ông ấy” bổ nghĩa cho “nhận định” thì có nghĩa ông ấy là người đưa ra nhận định cho truyện ngắn

Các cách nói sau sẽ giúp ý nghĩa của câu rõ ràng hơn:

  • Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn mà ông ấy sáng tác
  • Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn khá hay của ông ấy

3. Phương châm lịch sự

  • Trong mẩu truyện Người Ăn Xin, hai nhân vật người ăn xin và cậu bé đều là những người có tấm lòng yêu thương con người và có cách sống nhân văn. Vì vậy ông lão cảm nhận được tình thương qua cái nắm tay của cậu bé.
  • Bài học: Trong bất cứ hoàn cảnh giao tiếp nào thì địa vị và hoàn cảnh của đối phương có ra sao thì điều cần chú ý nhất là sự tôn trọng trong đối thoại. Đây là một trong những cách tuân thủ phương châm lịch sự

II Luyện tập các phương châm hội thoại ( tiếp theo)

Câu 1 trang 37 sgk ngữ văn 9 tập 1

Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có những câu tục ngữ sau:

  • Lời chào cao hơn mâm cỗ
  • Lời nói chẳng mất tiền mua
  • Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
  • Qua câu tục ngữ trên ông cha ta khuyên thế hệ sau hãy biết lịch sự, tôn trọng đối phương khi giao tiếp

Câu 2 trang 37 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1

  • Biện pháp nói giảm nói tránh được sự dụng nhiều, liên quan trực tiếp đến phương châm lịch sự
  • Ví dụ: “ Bạn hát thật chán” có thể nói giảm thành “ Bạn hát chưa được tốt”

Câu 3 trang 37 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1

Các từ ngữ sau đều chỉ những cách nói liên quan đến phương châm lịch sự và cách thức

  • Nói mát
  • Nói hớt
  • Nói móc
  • Nói leo
  • Nói ra đầu ra đũa.

Câu 4 trang 37 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1

a,Trong một số trường hợp người ta phải sử dụng cách diễn đạt như: “ nhân tiện đây xin hỏi” khi người nói muốn hỏi điều gì đó

b, Khi người nói phát ngôn điều gì đó đụng chạm đến thể diện người trong đội thoại, thường dùng cách diễn đạt như:

  • Cực chẳng đã tôi phải nói
  • Tôi nói điều này có gì không phải mong anh bỏ qua
  • Xin lỗi mong bạn lượng thứ

c, Các cách nói nhằm nhắc nhở đối phương tuân thủ phương châm lịch sự:
Đừng ngắt lời như vậy

  • Đừng cãi lại
  • Đứng nói chống không
  • Đừng nói leo

Câu 5 trang 37 sgk ngữ văn 9 tập 1

  • Nói băm nói bổ: nói bộp chát, xỉa xói, thô bạo
  • Nói như đấm vào tai: nói mạnh, trái ý người khác, khó tiếp thu
  • Điều nặng tiếng nhẹ: nói trách móc chỉ chiết
  • Nửa úp nửa mở: thái độ mập mờ, ỡm ờ, không nói hết ý
  • Mồm loa tép nhảy: lắm lời, đanh đá, nói át người khác
  • Đánh trống lảng: lảng ra, né tránh, không muốn vào tham dự vào cuộc đối thoại
  • Nói như dùi đục chấm mấm cáy: nói không khéo, thô thiển.