Phân tích tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

Trong tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc, tác giả Phạm Văn Đồng đã trình bày mối quan hệ giữa thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu với những sự kiện chính trị nổi bật của đất nước. Phân tích Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc để thấy được mối quan hệ khăng khít này.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc

1. Mở bài

-Giới thiệu về tác giả: Phạm Văn Đồng

-Giới thiệu tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

-Giới thiệu nội dung của bài: Phạm Văn Đồng đã làm sáng tỏ mối quan hệ khăng khít giữa thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu với hoàn cảnh của Tổ quốc lúc bấy giờ và thời đại hiện nay.

Tác giả ngợi ca Nguyễn Đình Chiểu……

2. Thân bài

* Con người và quan niệm văn chương của Nguyễn Đình Chiểu

– Tác giả đã so sánh văn thơ của Nguyễn Đinh Chiểu như những vì sao sáng trên trời khác thường mà chúng ta phải chăm chí nhìn mới thấy, càng nhìn càng sáng

– Tác giả đã không viết lại tiểu sử mà nhấn mạnh Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước

– Đời sống và hoạt động của ông là một tấm gương anh dũng.

– Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu là thơ văn chiến đấu đánh thẳng vào giặc ngoại xâm.

* Thơ ca yêu nước do Nguyễn Đình Chiểu sáng tác

– Phạm Văn Đồng đặt các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu trên cái nền hoàn cảnh lịch sử

– Sáng của của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương phản chiếu một thời đại.

– Văn chương của Nguyễn Đình Chiểu tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh của thời đại

– Nói đến đóng góp trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc người đọc bắt gặp một hình tượng trung tâm đó là người nghĩa sĩ xuất thân từ nông dân.

– Nói đến thơ văn xuất phát từ tâm hồn, thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu tác giả luon chú ý làm cho người đọc nhận ra những câu văn, vần thơ là bầu nhiệt huyết của nhà thơ

* Phần nói về truyện thơ Truyện Lục Vân Tiên

– Phạm Văn Đồng cho thấy Truyện Lục Vân Tiên là “ một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, …”

– Tác giả không phủ nhận những sự thật như: “ Những giá trị luân lí mà Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi ở thời đại chúng ta theo quan điểm của chúng ta thì có phần lỗi thời”..

–. Phạm Văn Đồng cũng khẳng điịnh đó là những hạn chế không thể tránh khỏi và không phải là cơ bản nhất. Song Truyện Lục Vân Tiên vẫn là tác phẩm lớn của một nhà thơ vô cùng kiệt xuất.

=> Phạm Văn Đồng đã xem xét giá trị của Truyện Lục Vân Tiên trong mối quan hệ mật thiết đời sống nhân dân.

3. Kết bài

Có thể nói Phạm Văn Đồng đã cho chúng ta hiểu sâu hơn về một tác giả và sự đón góp về sự nghiệp văn học của Nguyễn Đình Chiểu. Sự nghiệp văn học ông đóng góp cho nền văn học dân tộc mãi mãi ghi dấu trong lòng người đọc. Chúng ta cần trân trọng và giữ gìn những kiệt tác của ông.

II. Bài tham khảo

Phạm Văn Đồng, một nhà cách mạng nhưng ông vẫn có những tác phẩm quan trọng về văn học nghệ thuật. Văn học nghệ thuật là địa hạt mà ông quan tâm, am hiểu và yêu thích. Một trong số tác phẩm mà ông nghiên cứu về một tác giả lớn của nền văn học dân tộc đó là Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc. Bài được ông viết nhân kỉ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu (3-7-1888). Trong tác phẩm, Phạm Văn Đồng đã làm sáng tỏ mối quan hệ khăng khít giữa thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu với hoàn cảnh của Tổ quốc lúc bấy giờ và thời đại hiện nay. Tác giả ngợi ca Nguyễn Đình Chiểu một người trọn đời dùng cây bút để chiến đấu cho dân cho nước.

Ngay từ phần mở đầu, tác giả đã giới thiệu con người và quan niệm văn chương của Nguyễn Đình Chiểu. Tác giả đã so sánh văn thơ của Nguyễn Đinh Chiểu như những vì sao sáng trên trời khác thường mà chúng ta phải chăm chí nhìn mới thấy, càng nhìn càng sáng. Tác giả đã không viết lại tiểu sử mà nhấn mạnh Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước, tác phẩm của ông luôn ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta chống quân xâm lược. Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu hoạt động trên mảng thơ văn. Nó không chỉ có giá trị về mặt văn học nghệ thuật mà nó còn soi sáng tâm hồn trong sáng. Về đời sống và hoạt động của ông là một tấm gương anh dũng. Thơ văn của Nguyễn Đình chiểu là thơ văn chiến đấu đánh thẳng vào giặc ngoại xâm và bọn tôi tớ:

“ Học theo ngòi bút chí công

Trong thi cho ngụ tấm lòng Xuân thu”

Về thơ ca yêu nước do Nguyễn Đình Chiểu sáng tác được thể hiện nổi bật trong phong trào kháng chiến chống Pháp bền bỉ mà kiên cường của nhân dân Nam Bộ. Phạm Văn Đồng đặt các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu trên cái nền hoàn cảnh lịch sử. Bởi một nhà văn lớn là nhà văn ấy đã phản ánh một cách trung thành những đặc điểm bản chất của một giai đoạn lịch sử đầy ý nghĩa trọng đại đối với đời sống của đất nước. Trước hết, thơ văn của ông làm bừng sáng lên phong trào kháng Pháp của nhân dân Nam Bộ trong khoảng thời gian từ 1860 trở về sau. Thơ văn của ông đã tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh thời đại. Phạm Văn Đồng đã từng viết: “ Tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu lớn lao bởi sức cổ vũ mạnh mẽ cho cuộc chiến đấu chống thực dân, bằng cách làm cho lòng người rung đôgj trước những hình tượng “ sinh động và não nùng”. Tiếp theo, Phạm Văn Đồng cho thấy sự sáng tạo của Nguyễn Đình Chiểu trong thơ ca qua bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Đây là bài văn tế bất hủ vì chỉ đến với tác phẩm này, lần đầu tiên hình tượng trung tâm mà văn học chưa bao giờ viết đến đó là người nghĩa sĩ xuất thân từ nông dân.

“ Hỡi ôi!

Súng giặc đất rền; Lòng dân trời tỏ”

Phạm Văn Đồng cũng hiểu rõ văn chương lớn sinh ra từ tâm hồn. Vì vậy ông đã viết vần thơ của Nguyễn Đình Chiểu chính là bầu nhiệt huyết của nhà thơ đã lan tỏa ra chữ nghĩa: “ Ngòi bút, nghĩa là tâm hồn trung thành của Nguyễn Đình Chiểu”

“ Hoa có ngùi ngùi ngóng gió đông

Chúa xuân đâu hỡi có hay không

…”

Cuối cùng, Phạm Văn Đồng cho thấy Truyện Lục Vân Tiên là “ một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời, ca ngợi những người trung nghĩa!” Tác giả không phủ nhận những sự thật như: “ Những giá trị luân lí mà Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi ở thời đại chúng ta theo quan điểm của chúng ta thì có phần lỗi thời” hay “ văn chương của Lục Vân Tiên” có những chỗ “ lời văn không hay lắm”. Sự thừa nhận này cho thấy tác giả là người luôn giữ sự trung thực và công bằng trong văn nghị luận. Phạm Văn Đồng cũng khẳng điịnh đó là những hạn chế không thể tránh khỏi và không phải là cơ bản nhất. Song Truyện Lục Vân Tiên vẫn là tác phẩm lớn của một nhà thơ vô cùng kiệt xuất. Bởi tác phẩm ấy mang nội dung tư tưởng, đạo đức gần gũi với quần chúng nhân dân cả thời xưa lẫn thời nay. Có thể nói, Phạm Văn Đồng đã xem xét giá trị của Truyện Lục Vân Tiên trong mối quan hệ mật thiết đời sống nhân dân.

Có thể nói Phạm Văn Đồng đã cho chúng ta hiểu sâu hơn về một tác giả và sự đón góp về sự nghiệp văn học của Nguyễn Đình Chiểu. Sự nghiệp văn học ông đóng góp cho nền văn học dân tộc mãi mãi ghi dấu trong lòng người đọc. Chúng ta cần trân trọng và giữ gìn những kiệt tác của ông.