Phân tích nhan đề thuốc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Lỗ Tấn

Phân tích nhan đề thuốc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Lỗ Tấn

Hướng dẫn

Đề bài: Thuốc là truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Lỗ Tấn, truyện thu hút người đọc từ nhan đề ngắn gọn mà chứa đựng được trọn vẹn tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Anh chị hãy phân tích nhan đề thuốc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Lỗ Tấn để thấy được những tư tưởng nổi bật của truyện ngắn.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích nhan đề Thuốc

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm: Chỉ với nhan đề ngắn gọn “Thuốc”, tác giả Lỗ Tấn không chỉ thể hiện được nội dung xuyên suốt tác phẩm mà còn làm nổi bật được chủ đề của truyện ngắn.

2. Thân bài

– Thuốc được nhắc đến ở nhan đề tác phẩm chính là hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người chết chém – phương thức chữa bệnh lao “thần kì” mà vợ chồng lão Hoa và rất nhiều người dân Trung Quốc tin tưởng.

– Trước hết, “Thuốc” mang ý nghĩa tường minh, xuất hiện với tư cách là một hình ảnh thực, hình ảnh xuyên suốt truyện ngắn.

–> Dù mất rất nhiều tâm tư, tiền của để có được phương thuốc quý nhưng cuối cùng vợ chồng lão Hoa không những không chữa khỏi bệnh cho con mà còn khiến cho thằng Thuyên chết đầy tức tưởi.

– Như vậy, thuốc ở đây không chỉ mang nghĩa tường minh nữa mà đã trở thành hồi chuông cảnh tỉnh cho sự mê tín, mê muội, đánh thức con người ra khỏi sự u mê, lạc hậu, hạn hẹp của nhận thức.

– Thuốc còn mang nghĩa biểu tượng, đó là phương thuốc có thể chữa bệnh tinh thần: căn bệnh của sự u mê, tăm tối, lạc hậu về tư tưởng của người dân Trung Quốc đương thời.

–> Để thoát ra khỏi cuộc sống tăm tối, chữa khỏi căn bệnh tinh thần cho chính mình, người dân Trung Quốc cần phải tỉnh dậy khỏi cơn mộng mị, phải thoát ra khỏi cuộc sống “ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.

– Thuốc còn là phương thuốc chữa bệnh u mê, lạc hậu về mặt chính trị của người dân Trung Quốc.

3. Kết bài

Như vậy, chỉ với nhan đề Thuốc ngắn gọn nhưng lại có sức chứa lớn lao, nhan đề ấy không chỉ góp phần xây dựng lên nội dung tác phẩm mà còn thể hiện được bao tư tưởng sâu sắc.

Bài liên quan đến truyện ngắn Thuốc:

>>Phân tích ý nghĩa của chi tiết hình ảnh Vòng hoa trên mộ Hạ Du trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn

>>Phân tích ý nghĩa của chi tiết hình ảnh Vòng hoa trên mộ Hạ Du trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn

>>Phân tích ý nghĩa con đường mòn trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn

>>Cảm nhận về hình tượng nhân vật Hạ Du trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn

II. Bài tham khảo cho đề phân tích nhan đề Thuốc

Thuốc là truyện ngắn đặc sắc tiêu biểu cho bút pháp hiện thực tỉnh táo, sắc sảo của nhà văn Lỗ Tấn. Qua tác phẩm, Lỗ Tấn đã phê phán sâu sắc đối với sự mê muội, lạc hậu của người dân Trung Quốc đương thời đồng thời phản ánh sự xa rời thực tế của những người làm cách mạng và niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng của Trung Quốc. Chỉ với nhan đề ngắn gọn “Thuốc”, tác giả không chỉ thể hiện được nội dung xuyên suốt tác phẩm mà còn làm nổi bật được chủ đề của truyện ngắn.

Thuốc được nhắc đến ở nhan đề tác phẩm chính là hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người chết chém – phương thức chữa bệnh lao “thần kì” mà vợ chồng lão Hoa và rất nhiều người dân Trung Quốc tin tưởng. Để chữa bệnh cho thằng Thuyên, con trai độc đinh của gia đình, lão Hoa đã bỏ ra rất nhiều tiền bạc và công sức để nhờ người lấy máu của người bị xử chém để làm thành phương thuốc quý có thể cải tử hoàn sinh cho cậu con trai.

Trước hết, “Thuốc” mang ý nghĩa tường minh, xuất hiện với tư cách là một hình ảnh thực, hình ảnh xuyên suốt truyện ngắn. Đó là chiếc bánh bao tẩm máu người chết chém – thứ thuốc có thể chữa khỏi căn bệnh lao theo như những lời đồn đoán của nhiều người. Dù mất rất nhiều tâm tư, tiền của để có được phương thuốc quý nhưng cuối cùng vợ chồng lão Hoa không những không chữa khỏi bệnh cho con mà còn khiến cho thằng Thuyên chết đầy tức tưởi. Như vậy, thuốc ở đây không chỉ mang nghĩa tường minh nữa mà đã trở thành hồi chuông cảnh tỉnh cho sự mê tín, mê muội, đánh thức con người ra khỏi sự u mê, lạc hậu, hạn hẹp của nhận thức.

Cái chết cho sự mê muội, thiếu hiểu biết của vợ chồng lão Hoa trong truyện hoàn toàn có cơ sở thực tiễn bởi trong xã hội đương thời, có một bộ phận không nhỏ người Trung Quốc mang tư tưởng lạc hậu, tin vào những điều mê muội, phản khoa học, chính bố của Lỗ Tấn cũng từng được thầy lang bốc cho hai phương thuốc để chữa bệnh phù thủng là rễ cây mía, một đôi dế đực, dế cái cũng đã dẫn đến cái chết của ông cụ.

Thuốc còn mang nghĩa biểu tượng, đó là phương thuốc có thể chữa bệnh tinh thần: căn bệnh của sự u mê, tăm tối, lạc hậu về tư tưởng của người dân Trung Quốc đương thời. Vì tin vào những điều kì quái, mê muội trong tư tưởng mà vợ chồng lão Hoa đã tốn nhiều công sức để tìm về cho con một thứ thuốc chết người. Đó cũng là sai lầm của rất nhiều người trong quá trà, trong xã hội ngoài kia, một chiếc bánh bao tẩm máu tưởng chừng như vô hại đã gây nên bao bi kịch cho cuộc sống bởi nó là biểu tượng cho sự hạn hẹp, thiếu hiểu biết trong nhận thức. Để thoát ra khỏi cuộc sống tăm tối, chữa khỏi căn bệnh tinh thần cho chính mình, người dân Trung Quốc cần phải tỉnh dậy khỏi cơn mộng mị, phải thoát ra khỏi cuộc sống “ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.

Thuốc còn là phương thuốc chữa bệnh u mê, lạc hậu về mặt chính trị của người dân Trung Quốc. Phương thuốc chữa bệnh lao được tẩm máu của người bị chết chém, đó chính là máu của Hạ Du, người chiến sĩ cách mạng kiên trung. Mang trong mình khát vọng cao đẹp nhằm đấu tranh bảo vệ cuộc sống của nhân dân nhưng trong nhận thức của những người mà anh đang bảo vệ thì anh lại là kẻ phản tặc, kẻ tử tù đáng tội chém. Hạ Du- người chiến sĩ cách mạng kiên cường, bất khuất nhưng cũng vì xa rời nhân dân mà gây nên bi kịch đau lòng, chính mẹ của Hạ Du cũng không hiểu con, chú ruột của anh lại bán đứng anh để lấy mấy đồng bạc.

Như vậy, chỉ với nhan đề Thuốc ngắn gọn nhưng lại có sức chứa lớn lao, nhan đề ấy không chỉ góp phần xây dựng lên nội dung tác phẩm mà còn thể hiện được bao tư tưởng sâu sắc. Lỗ Tấn trong tác phẩm đã thể hiện nỗi đau của một người công dân khi chứng kiến sự u tối, lạc hậu của nhân dân mà còn khái quát lên nỗi đau của cả dân tộc Trung Quốc khi “ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt” còn người cách mạng thù “bôn ba trong chốn quạnh hiu”.