Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân

Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân

Hướng dẫn

Mị thuộc tuyến nhân vật chính trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, ở nhân vật này tiềm tàng một sức sống mãnh liệt, một sức sống tinh thần lớn lao để vượt qua mọi áp bức, bất công và giành lấy hạnh phúc của cuộc đời mình. Anh chị hãy phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân để thấy được sức sống tiềm tàng, mãnh liệt đó.

Bài làm

Tô Hoài là nhà văn có sở trường phân tích tâm lí nhân vật tinh thế, đặc sắc. Sở trường ấy đã được thể hiện sinh động trong truyện ngắn “ Vợ chồng A Phủ”, đây là tác phẩm xuất sắc của ông khi đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật Mị. Đặc biệt là tâm trạng và hạnh động của nhân vật này trong đêm tình mùa xuân đã được nhà văn diễn tả thật chân thực, xúc động bằng ngòi bút giàu vốn sống đầy yêu thương.

Mị là người con gái H Mông với bao phẩm chất tốt đẹp đã bị đẩy vào hoàn cảnh khổ đau, bất hạnh. Để trả nợ từ đời cha mẹ, Mị đã bị bắt làm dâu trừ nợ cho nhà thống lí Pá Tra. Mang danh nghĩa làm dâu nhà giàu nhưng thân phận của Mị không bằng con trâu con ngựa. Cô phải lao động khổ sai quanh năm suốt tháng không lúc nào nghỉ ngơi, thường xuyên bị A Sử đánh đập.

Thế giới của Mị là một căn buồng mà giống như một nhà từ nhà mồ. Dưới bóng đen của thần quyền, uy quyền người con gái xinh đẹp, tài hoa yêu đời, tham sống đã trở thành một cái bóng âm thầm, lầm lũi sống như đã chết. Tưởng như sau khi ném lá ngón đi để làm tròn bổn phận đạo hiếu, Mị không còn thiết chết mà chỉ nghĩ đến cái chết. Nhưng thật kì diệu trong cô tiềm tàng một sức sống mãnh liệt để đến với những khát vọng chính đáng của tuổi trẻ để đến với cuộc sống đầy sôi động ngoài kia. Những biến chuyển ấy đã được Tô Hoài thể hiện một cách hết sức tự nhiên và phù hợp với quy luật của cuộc sống vào đêm tình mùa xuân.

Tâm hồn của Mị tưởng đã lịm đi trong khổ đau bỗng xáo động xốn xang khi mùa xuân về, với tiếng sáo gọi bạn bồi hồi, tha thiết. Tâm hồn của cô dường như đã hồi sinh khi mùa xuân về. Mất đi sự tự do, Mị cũng mất đi nhu cầu tối thiểu. Bao năm mùa xuân đã đi qua, cô cũng không biết nữa. Cô chỉ biết ngồi trong căn buồng tối tăm của mình, nhìn ra ô cửa bằng bàn tay, chờ ngày chết rũ xương ở đây. Phải chăng ngọn lửa sống trong lòng Mị giờ đã lụi tàn, nhưng không phải khi mùa xuân về như một ngọn gió lành cho Mị được sống lại.

Quá trình hồi sinh của cô gái thật tự nhiên, chân thức. Sức xuân đã tác động mạnh vào thiên nhiên, vạn vật và thiên nhiên mùa xuân lại tác động vào Mị. Đó là những cái nắng trên đồi cỏ xanh vàng ửng, đó là chiếc váy phơi trên mỏm đá như những con bướm sặc sỡ. Không khí ngày Tết thật nhộn nhịp, tấp nập, kẻ ra người vào mà tiếng sáo gọi bạn ở ngoài đầu làng.

Nhu cầu bên trong của Mị đã trở thành những hành đọng. Có lén lấy hũ rượu ra uống ừng ực, từng bát một. Mị uống rượu mà đang nuốt tủi, nuốt nhục, nuốt cay, nuốt đắng, như đang uống nước mắt của mình. Khi cõi lòng sống lại, Mị muốn mượn rượu để quên, quên mùa xuân, quên tiếng sáo đang bồi hồi đã diết, nhưng men rượu nồng nàn làm cho lòng Mị cứ nhớ cứ phơi phới.

Mị thấy mình còn trẻ Mị thấy nuối tiếc quá khứ đẹp đẽ, được tự do thổi sáo, làm bao người mê. Ý thức trở lại đẩy Mị vào sự tương giao, giữa một bên là khát vọng của tuổi trẻ mách bảo Mị được quyền đi chơi nhưng một bên là cảm thức về thân phận ngựa trâu cực khổ tối tăm khiến Mị nghĩ đến lá ngón. “ Lúc này, nếu có nắm lá ngón trong tay Mị sẽ ăn này để chết chứ không nghĩ nữa, vì càng nghĩ, nước mắt càng ứa ra”

Nhu cầu được vui, được tự do đã lấn át khổ đau trong Mị. Mị chuẩn bị đi chơi. Những cung bậc cảm xúc của Mị đã được thể hiện bằng việc làm bên ngoài. Đầu tiên, Mị xắn một miếng mỡ bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Căn buồng của Mị lần đầu tiên có ánh sáng đồng nghĩa với tâm hồn bừng sáng của cô. Mị khơi cao ngọn đèn hay khơi bừng lên ngọn lửa sống trong lòng mình. Cô vấn lại tóc, đi tìm cái váy hoa. Nhu cầu làm đẹp của người con gái trở về với Mị. Sau bao ngày tháng bị vùi dập, bị chà đạp nó vẫn vẹn nguyên tha thiết. Xong, sức sống ấy đã bị vụt tắt khi A Sử về.

Thấy Mị làm như vậy, A Sử ngạc nhiên nhưng nó đã hiểu ra việc Mị muốn đi chơi nên đã kéo Mị đến góc nhà, trói đứng cô vào cột bằng cả một thúng dây đay. Tóc Mị xõa xuống nó quấn luôn vào cột rồi lạnh lùng tắt đèn, đóng cửa, đi chơi tiếp. Nhưng chi tiết này cho thấy cuộc giao tranh giành quyền sống của người con gái như Mị thật quyết liệt. Bởi giai cấp thống trị không từ một thủ đoạn nào để trói buộc bắt người lao động chịu phục tùng.

Mị vẫn như người mộng du, không hề biết mình bị trói. Men rượu vẫn nồng nàn, tiếng sáo ngoài kia vẫn rập rờn trong giai điệu của tình yêu mời gọi. Mị vùng bước đi đuổi theo tiếng sáo nhưng những vòng dây trói thít chặt đau nhức đã ném cô trở về thực tại phũ phàng. Men rượu cũng đã hết, tiếng sáo cũng không còn, Mị bị trói đến không cựa quậy được cô thổn thức khóc thương cho thân phận của mình vì thấy không bằng con trâu,con ngựa. Có thể thấy, diễn biến tâm trạng và hạnh động của Mị trong đêm tình mùa xuân diễn ra theo chu trình đặc biệt: tỉnh dần ra, đau đớn dần, cuối cùng là tê dại dần. Những xao động trong đêm tình đã lắng xuống, trả lại cho Mị cái dáng vẻ âm thầm nhẫn nhục khi ngồi xoa thuốc cho A Sử.

Tô Hoàiđã thật thành công khi đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật, qua đó ông thể hiện sự am hiểu về bản chất con người và quy luật của cuộc sống. Những rang văn của nhà văn miêu tả tâm trạng và hành động của Mị không chỉ cho thấy tài năng của một cây bút hàng đầu mà còn một tấm lòng yêu thương, tin tưởng vô hạn vào nhân dân lao động.