Phân tích bài thơ Tây Tiến của tác giả Quang Dũng – Văn mẫu lớp 12 tuyển chọn

Phân tích bài thơ Tây Tiến của tác giả Quang Dũng – Văn mẫu lớp 12 tuyển chọn

Hướng dẫn

Tây Tiến được Quang Dũng sáng tác năm 1948 tại Phù Lưu Chanh khi ông chuyển đơn vị công tác, do đó bài thơ là những trải nghiệm thực tế mà Quang Dũng và những người đồng đội đã từng trải qua. Anh chị hãy phân tích bài thơ Tây Tiến để thấy được chân dung những người lính cũng như những tình cảm chân thành mà Quang Dũng gửi gắm qua bài thơ.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích bài thơ Tây Tiến

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả và tác phẩm: “Tây Tiến” nói lên nỗi nhớ và niềm tự hào của Quang Dũng về binh đoàn Tây Tiến

2. Thân bài

  • Cảnh núi rừng hiểm trở, nỗi vất vả của người lính: Những địa danh nghìn trùng mây núi từng in dấu chân đoàn quân Tây Tiến, trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt “sương lấp”
  • Con người và cảnh vật Tây Bắc: Từ trên đỉnh núi cao ấy, người chiến sĩ phóng tầm mắt ra xa, những bản làng, nhà sàn thấp thoáng ẩn hiện
  • Hình tượng người lính bi tráng: Bao người chiến sĩ đã nằm lại trên đường hành quân, đến lúc gục xuống vẫn trong tư thế của người lính
  • Lời thề nguyền chiến đấu và gắn bó của người lính Tây Tiến: Quang Dũng lại một lần nữa khẳng định ý chí bất khuất, ra đi không trở lại, đó là ý chí của cả một thế hệ, của một thời đại

3. Kết bài

Ý nghĩa bài thơ: Sẽ không bao giờ có một thời gian khổ và hào hùng đến mức ấy

II. Bài tham khảo

Tác giả Quang Dũng là một nhà thơ mà mang trong mình hồn thơ của chiến sĩ thời máu lửa oai hùng, bài thơ “Tây Tiến” của chiến sĩ ấy là bài thơ của người lính nói về người lính. Là một người vừa cầm súng đánh giặc lại vừa làm thơ nên bài thơ của ông rất chân thực, hào sảng, “Tây Tiến” nói lên nỗi nhớ và niềm tự hào của Quang Dũng về binh đoàn Tây Tiến, thời lính oanh liệt và những đồng đội cùng vào sinh ra tử một thời trận mạc.

Bài thơ được mở đầu với một tiếng gọi làm cho lòng người thao thức, cảm giác như nỗi nhớ nén lại bấy lâu nay chợt trào dâng:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”

Câu thơ với âm điệu tha thiết, sâu lắng và bồi hổi bởi những từ “ơi” và “chơi vơi”, hơn nữa hai chữ “nhớ” lại càng khắc sâu thêm nỗi nhớ cháy bỏng khôn nguôi. Ngồi tại Phù Lưu Chanh, tác giả nhớ đến dòng sông Mã, nhớ núi rừng Tây Bắc và nhớ đoàn binh Tây Tiến. Bỗng nhiên bao kỉ niệm đẹp thời chinh chiến sống dậy, ùa về, những tên bản, tên mường của núi rừng nơi chiến đấu bỗng hiện về, gần gũi và thân thiết, làm xao xuyến tâm hồn người chiến sĩ:

“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi”

Những địa danh nghìn trùng mây núi từng in dấu chân đoàn quân Tây Tiến, trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt “sương lấp”, “đêm hơi” mù mịt và lạnh lẽo nhưng đoàn lính phải vượt qua những nẻo đường hành quân gian khổ, ngày nối ngày, đêm nối đêm. Hơn nữa, cuộc chiến diễn ra ác liệt giữa núi rừng với đèo dốc “khúc khuỷu”, “thăm thẳm” chưa từng in dấu chân người đi qua. Độ cao của núi, chiều sâu của thung lũng và sự heo hút thử thách chí can trường như muốn chặn bước chân của đoàn quân:

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm…

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

Các từ láy như: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút, có giá trị tạo hình đặc sắc, làm hiện rõ lên địa hình trắc trở, nguy hiểm mà nhà thơ và những đồng đội phải vượt qua. Trong đó hình ảnh “súng ngửi trời” là hình ảnh nhân hóa có nét ngộ nghĩnh, hồn nhiên, trẻ trung và yêu đời của những người lính trẻ. Câu thơ với hai vế đối thể hiện bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ Tây Tiến: “Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”. Núi tiếp núi, đèo nối đèo, đi lên cao rồi lại xuống thấp, đoàn quân đi trong mưa và mù sương của núi rừng. Từ trên đỉnh núi cao ấy, người chiến sĩ phóng tầm mắt ra xa, những bản làng, nhà sàn thấp thoáng ẩn hiện. Rừng núi tuy ấn tượng và hùng vĩ nhưng cũng thật khắc nghiệt và dữ dội:

“Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Hường Mịch cọp trêu người”

Miền núi âm u với thú dữ đe dọa con người, núi rừng biên ải hiện lên khắc nghiệt và dữ dội, đó là khó khăn mà người chiến sĩ phải trải qua, những khó khăn do thiên nhiên mang đến mà người lính phải chịu đựng.

“Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ, bỏ quên đời!

Bao người chiến sĩ đã nằm lại trên đường hành quân, đến lúc gục xuống vẫn trong tư thế của người lính, hành trang của người chiến sĩ vẫn trong tư thế tiếp tục cuộc hành trình. Chính những phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ dã đưa họ bay lên, vượt lên trên cái gian khổ và thiếu thốn. Giữa bao cái gian khổ, khắc nghiệt tất cả đã trở thành ấn tượng, niềm vui đáng nhớ:

“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói…

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

Khói bếp, mùi cơm nếp gợi lên sự ấm cúng của cuộc sống thanh bình, hạnh phúc, sự ấm áp của nó làm ấm lại những tâm hồn sau khi chứng kiến những khắc nghiệt của người lính. Hình ảnh đuốc hoa gợi cho ta cảm giác tươi vui như đang chứng kiến lễ hội đông vui. Đoạn thơ dìu dặt tiếng thanh nhạc, tiếng khèn sự yêu đời, xây hồn thơ, người lính vẫn nhớ một dáng thuyền độc mộc, bông hoa đong đưa trên dòng nước lũ. “Đoàn binh không mọc tóc” đó là hình ảnh oai hùng của những anh “vệ trọc”, người tráng sĩ hùng dũng và hiên ngang, ta cảm động trước hình ảnh đó. Người chiến sĩ vẫn có đời sống hướng về Hà Nội tinh tế, mang theo phong thái hào hoa của người thanh niên trí thức, cuộc sống tâm hồn ấy là nguồn động lực cho người lính tiếp tục chiến đấu, chấp nhận hi sinh. Vì tổ quốc, các chiến sĩ ngã xuống thanh thản, cái chết được xem nhẹ tựa lông hồng, coi là một nghĩa vụ thiêng liêng. Mở đầu là sông Mã, kết thúc bài thơ là tiếng gầm của dòng sông này đón anh về.

“Tây Tiến người đi không hẹn ước…

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”

Quang Dũng lại một lần nữa khẳng định ý chí bất khuất, ra đi không trở lại, đó là ý chí của cả một thế hệ, của một thời đại.

Những gian khổ và sự hi sinh của cuộc kháng chiến là những kỉ niệm có giá trị không thể quên. Sẽ không bao giờ có một thời gian khổ và hào hùng đến mức ấy. Và có lẽ cũng khó có thể có thêm một bài Tây Tiến thứ hai.