Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh để làm nổi bật vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại của bài thơ

Chiều tối là một thi phẩm xuất sắc của Hồ Chí Minh, bài thơ có sự kết hợp giữa yếu tố cổ điển và hiện đại làm nên chân dung đầy sống động của người chiến sĩ cộng sản với tình yêu cuộc sống và niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi đẹp của đất nước. Anh chị hãy phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh để làm nổi bật vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại của bài thơ.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích bài thơ Chiều tối

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề: “Chiều tối” là một trong những bài thơ đặc sắc nhất trong tập “Ngục trung nhật kí” của Hồ Chí Minh. Đánh giá về cái đặc sắc của bài thơ này, nhiều ý kiến cho rằng “Chiều tối” là sự kết hợp hài hòa giữa bút phát cổ điển và tinh thần hiện đại của Hồ Chí Minh.

2. Thân bài

– Đã có rất nhiều kiệt tác viết về chiều tối trong thơ văn kim cổ, đến Hồ Chí Minh, Bác đã phác họa lên bức tranh chiều tối đầy sống động, đặc sắc.

– Cánh chim mỏi mệt và đám mây cô đơn là những hình ảnh quen thuộc trong bức họa chiều tối được các tác gia lựa chọn để gợi dậy những cảm xúc trong bức tranh thơ.

– Bằng những cảm nhận đầy tinh tế, trái tim giàu yêu thương, Hồ Chí Minh đã phát hiện ra những dấu hiệu của sự sống, dù nhỏ nhoi nhất.

– “Chòm mâu cô đơn nhẹ trôi giữa tầng không” không chỉ gợi ra không gian rộng lớn, tịch mịch của khung cảnh núi rừng khi bóng chiều đổ xuống

–> hô ứng, tạo nên sự đồng điệu với tâm trạng của người tù: Nếu đám mây đơn độc lặng lẽ trôi vô định trong không gian rộng lớn thì người tù cũng cô đơn, lẻ loi giữa nơi đất khách quê người.

– hai câu thơ sau, bác lại hướng ngòi bút đến sự sống của con người, làm nổi bật lên hình tượng, tư tưởng trung tâm của bức tranh

–> đây cũng là lúc Bác chuyển sang cảm hứng hiện đại đầy mới mẻ trên cái phông nền đậm chất cổ điển.

– Sự xuất hiện của hình ảnh “xóm núi” đã làm cho bức tranh thơ ấm lên hơi thở của sự sống, đó là dấu hiệu của sự sống, một cuộc sống bình yên của con người.

– Vẻ đẹp tươi tắn, trẻ trung của người thiếu nữ xay ngô đã làm cho bức tranh thơ trở nên sống động hơn bởi hơi thở của sự sống.

c. Kết bài

Chiều tối là bài thơ mang đậm phong cách cổ điển mà cũng rất đỗi hiện đại, mới mẻ với những quan niệm về sự sống, về niềm tin khi luôn hướng đến sự sống, cuộc sống bình dị của Người.

Bài liên quan đến bài thơ Chiều tối:

>>Phân tích bức tranh thiên nhiên mang phong vị cổ điển trong bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

>>Bình giảng về bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh – Văn mẫu lớp 12 tuyển chọn

>>Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh để làm nổi bật vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại của bài thơ

>>Phân tích bài thơ Chiều tối ( Mộ ) của Hồ Chí Minh – Văn mẫu lớp 12 tuyển chọn

II. Bài tham khảo cho đề phân tích bài thơ Chiều tối

“Chiều tối” (Mộ) là một trong những bài thơ đặc sắc nhất trong tập “Ngục trung nhật kí” của Hồ Chí Minh, bài thơ kể về một chuyến chuyển lao khi Bác bị giam giữ tại nhà tù của Tưởng Giới Thạch, qua đó bộc lộ được tâm hồn thi nhân đầy nhạy cảm trước vẻ đẹp của tự nhiên, trước sự sống của con người. Đánh giá về cái đặc sắc của bài thơ này, nhiều ý kiến cho rằng “Chiều tối” là sự kết hợp hài hòa giữa bút phát cổ điển và tinh thần hiện đại của Hồ Chí Minh.

Có thể thấy khung cảnh chiều tối thường xuyên xuất hiện trong thơ văn xưa, khung cảnh đặc biệt ấy thường khơi gợi bao nỗi buồn man mác, cũng có lẽ không gian vắng lặng, thời điểm của sự đoàn tụ là lúc con người cảm nhận trọn vẹn được sự trống vắng, cô đơn nếu ở nơi đất khách quê người. Đã có rất nhiều kiệt tác viết về chiều tối trong thơ văn kim cổ, đến Hồ Chí Minh, Bác đã phác họa lên bức tranh chiều tối đầy sống động, đặc sắc:

“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

Cô vân mạn mạn độ thiên không”

Dịch:

(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây cô đơn nhẹ trôi giữa tầng không)

Cánh chim mỏi mệt và đám mây cô đơn là những hình ảnh quen thuộc trong bức họa chiều tối được các tác gia lựa chọn để gợi dậy những cảm xúc trong bức tranh thơ. Hình ảnh đám mây cô đơn cũng từng xuất hiện trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan để diễn tả cái mỏi mệt của người lữ khách tha phương “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi”. Trong câu thơ này, cánh chim mỏi mệt trước hết là hình ảnh thực mà Người bắt gặp trên đường chuyển lao. Bằng những cảm nhận đầy tinh tế, trái tim giàu yêu thương, Hồ Chí Minh đã phát hiện ra những dấu hiệu của sự sống, dù nhỏ nhoi nhất. Nhìn cánh chim đang bay Bác cảm nhận được cái mỏi mệt trong vận động của đôi cánh sau một ngày đầy mệt mỏi.

“Cô vân” đám mây cô đơn cũng là hình ảnh quen thuộc trong Đường Thi, sự xuất hiện của đám mây cô đơn gợi ra sự phiêu bạc, đơn độc của con người giữa không gian rộng lớn nhưng trống trải của cuộc đời. “Chòm mâu cô đơn nhẹ trôi giữa tầng không” không chỉ gợi ra không gian rộng lớn, tịch mịch của khung cảnh núi rừng khi bóng chiều đổ xuống mà còn hô ứng, tạo nên sự đồng điệu với tâm trạng của người tù. Nếu đám mây đơn độc lặng lẽ trôi vô định trong không gian rộng lớn thì người tù cũng cô đơn, lẻ loi giữa nơi đất khách quê người.

“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc

Bao túc ma hồn, lô dĩ hồng”

Dịch:

(Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết lò than đã rực hồng)

Nếu như hai câu thơ đầu, Bác đã sử dụng bút pháp cổ điển để phác họa lên bức tranh chiều tối rộng lớn, tịch mịch thì ở hai câu thơ sau, bác lại hướng ngòi bút đến sự sống của con người, làm nổi bật lên hình tượng, tư tưởng trung tâm của bức tranh, đây cũng là lúc Bác chuyển sang cảm hứng hiện đại đầy mới mẻ trên cái phông nền đậm chất cổ điển.

Sự xuất hiện của hình ảnh “xóm núi” đã làm cho bức tranh thơ ấm lên hơi thở của sự sống, đó là dấu hiệu của sự sống, một cuộc sống bình yên của con người. Vẻ đẹp tươi tắn, trẻ trung của người thiếu nữ xay ngô đã làm cho bức tranh thơ trở nên sống động hơn bởi hơi thở của sự sống. Hăng say với công việc lao động nên không chú ý đến những gì xung quanh mình, miệt mài xay ngô, khi xay xong thì lò than đã rực hồng. Không gian vắng lặng, u tối đã được ánh sáng của lò than thắp sáng, sưởi ấm.

Hai câu thơ cuối đã thể hiện được tấm lòng yêu thương sâu sắc, tấm lòng trân trọng đối với cuộc sống lao động đời thường.

Chiều tối là bài thơ mang đậm phong cách cổ điển mà cũng rất đỗi hiện đại, mới mẻ với những quan niệm về sự sống, về niềm tin khi luôn hướng đến sự sống, cuộc sống bình dị của Người.

TẢI VỀ PDF