Nhân vật ông Tám trong truyện “đất” của nhà văn Anh Đức

Nhân vật ông Tám trongtruyện “đất” của nhà văn Anh Đức

Hướng dẫn

Đề bài: Sau khi học xong truyện “Đất”, anh chị hãy phân tích nhân vật ông Tám trong truyện “đất” của nhà văn Anh Đức

Mở bài Nhân vật ông Tám trong truyện “đất”

Anh Đức một nhà văn có tiếng ở đất Nam Bộ. Ông tham gia cách mạng vào năm 1962 thì ông ra Bắc để tập kết, nhưng tới 1964 thì ông lại quay về chiến trường Miền Nam, trong lần trở lại này ông viết Truyện đất” (3/1964). Đây là khoảng thời gian mà chiến tranh Việt Nam vô cùng ác liệt, Mỹ thực hiện chiến lược chiến tranh đặc biệt, dồn ấp, chính vì thế nhà văn đã kể lại thời kỳ cam go này, bà con nông dân Xẻo Đước chống phá quốc sách lập ấp chiến lược của Mỹ – ngụy, quyết tử giữ làng, giữ từng tấc đất của ông cha. Nổi lên trong đám nhân dân yêu nước đó là ông Tám, với những phẩm chất tốt đẹp của một người chiến sĩ cách mạng.

Thân bài Phân tích Nhân vật ông Tám trong truyện “đất”

Ông Tám được ví như “một cuốn trong bộ sử biên của U Minh Hạ”, vào cái thời kỳ đất nước như thế một ông lão đã gần 70 tuổi, với thân hình gầy guộc, điều đặc biệt ở ông là ông chính là người còn sót lại ở làng Xẻo Đước “còn để đầu tóc”. Cũng là một trong những người tiên phong đi khai hoang lập ấp. Ông Tám với phẩm chất là một người nông dân thứ thiệt chăm chỉ, cần cù. Ông có cái mũi hết sức tinh nhạy, có thể ngửi được các mùi của động vật như heo rừng, vì thế mà ông dễ dàng phát hiện và tìm kiếm thức ăn, cũng như những rình rập đe dọa ông và nhân dân trong làng. Cộng thêm đó là cái tài bẫy heo rừng đến mức chuyên nghiệp của mình. Ông là biểu tượng cho nhà nông dân miệt vườn chính hiệu như: dẻo dai, chất phát, cần cù, tìm tòi học hỏi, ưa khám phá,…

Khi cách mạng đang trong giai đoạn ác liệt nhất, kẻ thù tìm mọi thủ đoạn và âm mưu man rợ nhất, nhưng ông Tám và bà con nông dân ở cái mảnh đất này cũng quyết không bỏ cách mạng, bỏ Đảng, bỏ chính quyền mà vẫn bám trụ một cách kiên cố trên mảnh đất quê hương này. Anh Đức đã khắc họa một nhân vật ông Tám hội tụ những phẩm chất cao quý của một người nông dân Nam Bộ, có nét cổ kính và hoài niệm.

Ông Tám và gia đình của mình luôn dành cho cách mạng một tình cảm đặc biệt, đó là tình cảm của những người dân luôn hướng về tổ quốc, hướng về quê hương, mong muốn mọi điều tốt đẹp sẽ đến với đất nước ta. Bọn Mỹ ngụy đang “đóng thêm bốt, đồng bào bị giặc vây ép gắt gao hơn” ở Xẻo Đước, và khi gặp cán bộ là chú Bảy, ông không ngần ngịa và sợ hãi gì, ngược lại ông ôm chầm lấy người cán bộ ấy và đặc biệt khi nghe bộ đội có ý mượn chiếc xuồng thì ông lập tức sốt sắng và đông ý ngay: “Được, được, cứ việc lấy đi!” ông còn rất chu đáo và cẩn thận khi để phí sau sạp lái bốn đòn bánh tét lớn và hai gói trà “Thiết La Hán, đây chính là những món quà quê hương trong dịp lễ tết và ông muốn gửi tới những người chiến sĩ quả cảm của đất nước.

Một con người như ông Tám thật đáng để người ta kính nể và xem trọng. Với âm mưu “tát cạn nước bắt cá” tàn độc của mình chúng đã cho dồn dân để lập ấp, ông đã dặn vơ con mình “Nhà mình ở đầu xóm mà núng thế thì không làm gương được cho lối xóm” khi thấy những hành động điên cuồng của bọn giặc đang ráo riết tìm dân, lục sụng khắp nơi để bộ đội ta không có dân làm hậu phương che chắn, chúng tìm mọi cách để dồn gia đình ông Tám vào bước đường cùng nhưng trước sự thông minh và nhanh trí của mình, ông Tám đã đem cây mác dài bén ngót ra “phóng cắm giữa nhà” bảo với giặc một cách tỉnh bơ, không sợ hãi gì: “Tôi nói thiệt chứ không phải giỡn đâu. Chú nào leo rút một cọng lá tôi chém cho coi!

Để giữ lấy cái mảnh đất ruột thịt và thân thiết của mình, ông Tám cũng với những người đồng bào nhân dân Nam Bộ vẫn một lòng, một dạ, ché chở bộ đội, giấu bộ đội trong nhà mà không sợ chết, họ quyết đem tính mạng của mình để bảo vệ đất nước và bảo vệ con người.

Thằng Đởm một tên ác ôn có tiếng ở mảnh đất này luôn tìm cách chống phá và hẹn mọn dùng thủ đoạn xảo trá để hạnh heo và khiến cho dân làng phải kinh sợ nhưng ngược lại ông Tám và nhân dân Xẻo Đước chưa bao giờ sợ nó, năm lần bẩy lượt đối đầu và chống đối nó.

Trước những hành động và thái độ hoành hành của chúng, ông Tám lại tỏ ra vô cùng bình tĩnh và thông minh, ông mở tủ áo của mình lấy bộ quần áo truyền thống, rồi len thắp nhang trên bàn thờ và khấn, lời khấn đó giống như lời thề của ông với tổ tiên rằng nguyện đem hết máu xương của mình để bảo vệ quê hương, đất nước, quyết không cho kẻ thù lấy đi 1 phân đất nào: “Thưa ông bà, cha mẹ, thưa các hương hồn sĩ, nhà cửa đất đai đây là của ông bà, cha mẹ và cách mạng đã tạo lập cho con. Bữa nay người ta tới ép buộc con phải bỏ đi. Con không thể bạc công ơn cha mẹ, công ơn cách mạng. Vậy con xin chết cho cha mẹ và các vị liệt sĩ ngó thấy. Khấu đầu xin cha mẹ và các vị chứng miêng cho…”

Thằng Đởm gian ác đã bảo ông “Ông già câm miệng”, sau khi khấn vái xong ông liền xuống nhà lấy cái mác và chỉ thẳng vào tên ác ôn kia bảo “muốn gì”, thằng Đởm liền chĩa sống vào ngực, hai bên nhìn nhau như không đội trời chung vậy. Anh Hai Cần “vớ ngay cây búa bửa củi giấu sau cánh cửa”. Bọn lính “lên đạn rốp rốp”. Ông Tám “nhích mũi mác tới”. Thằng đồn trưởng “lùi lại”, tay súng nó “run lẩy bẩy”. và rồi “đùng” một tiếng vào ông Tám, ông vẫn hiên ngang bước tới tên gian ác kia dù máu vẫn chảy xuống dưới đất. Còn anh Hai đã giết tên đó bằng một búa ngay sau gáy, nó chết, đúng là câu nói của tên đó có hiệu nghiệm “Tôi không lùa được dân Xẻo Đước thì tôi chết sao?”

Trong truyện “đất” ta bắt gặp những hình tượng anh hùng quả cảm, dám hy sinh tính mạng của mình để bảo vệ đất nước, người này ngã xuống rồi người kia đứng lên, hết lớp này đến lớp kia. Họ là biểu tượng cho những con người yêu nước, dũng cảm chiến đấu, dù biết cái chết vẫn đang rình rập chính mình.

Kết luận Nhân vật ông Tám trong truyện “đất”

Ông Tám một hình tượng chói lóa về người dân Nam Bộ: cần cù, giỏi giang, tình nghĩa thủy chung, dũng cảm hi sinh chiến đấu, để giữ làng giữ đất. Lòng nước, yêu Đảng, yêu Cách mạng của ông Tám son sắt và chói lọi. Truyện “đất” của Anh Đức có ý nghĩa như một hùng ca tráng lệ và giống như lời của một cán bộ cách mạng khi nói về vùng đất nơi đây “Tự do như có thể sờ nắm được… Tự do ở bước chân tôi đặt lên con đường đất. Và tự do được đánh dấu chỗ cổng nhà mà ngày trước bọn giặc vẫn thường rậm rịch kéo qua”…