Nghị luận về vấn đề nghiện facebook trong học sinh và giới trẻ

Nghị luận về vấn đề nghiện facebook trong học sinh và giới trẻ

Bài làm

Cuộc sống ngày một phát triển đi lên, những mối đe dọa, những hiểm họa trong quá khứ giờ đây đã bớt mối lo cho sự phát triển con người. Tuy vậy, chúng ta lại phải nhìn vào một thực tế, một hiểm họa mới lại được đưa ra, nhấn mạnh đặc biệt vào giới trẻ, đó là tệ nạn nghiện facebook.

“Nghiện”, con nghiện đã là những từ ngữ không còn mấy xa lạ để chỉ những người đam mê một từ gì đó độc hại một cách mù quáng mà không cks noa sẽ hoàn toàn không thể chịu được. Facebook là một trong những trang mạng xã hội nổi tiếng nhất mà ở đó con người được tha hồ giao lưu, kết bạn với bạn bè trên toàn thế giới, nói chuyện và tương tác kể cả khi ta đã cách xa cả vòng Trái Đất. Nghiện facebook là căn bệnh tinh thần dạng nhẹ mà rất nhiều thanh thiếu niên mắc phải. Điều đó đặt ra câu hỏi lớn cho quá trình xây dựng đất nước.

Những con nghiện facebook, hàng ngày cứ có thời gian rảnh rỗi lại tìm lên thế giới ảo. Facebook vốn dĩ khởi đầu là một trang mạng rất tốt mà qua đó ta học tập được rất nhiều điều, đọc và trải nghiệm thông tin trên toàn cầu, nói chuyện giao lưu với nhau, tự tin thể hiện mình trong trang profile cá nhân. Tuy nhiên đam mê quá mức trở thành nghiện lại không tốt chút nào. Chưa kể nó là một thế giới ảo, không có thực ra sao thì trước hết phải nói đến sự an toàn trên mạng xã hội là hoàn toàn 0%. Có không ít những kẻ lợi dụng cả tin con người để lừa đảo nhằm chuộc lợi. Đã không ít những vụ án vô cùng thương tâm đã xảy ra chỉ vì mạng xã hội. Hơn thế nữa, mạng xã hội facebook rất mở nên việc xuất hiện trên đây những nguồn thông tin có hại , bất lợi nhằm mị dân, rất dễ tạo nên những cuộc đấu tranh dư luận, tiêm.vào đầu óc con người, đặc biệt là trẻ em những xu hướng xấu như bạo lực hay ấu dâm. Rồi con người dần xa nhau bỏ mạng xã hội. Họ yêu nhau, chơi với nhau không bằng những câu nói hành động ấm áp như trước nữa mà giờ thu gọn về những dòng tin nhắn tưởng hay mà vô nghĩa. Mặt khác, quyền tự do ngôn luận cùng với chế độ mở của facebook khiến không ít người phải chịu áp lực dư luận rất lớn, đến nỗi phải tự vẫn. Khi có mộ luồng thông tin nào đó, rất nhiều người không biết đúng sai đã có những lời lẽ không hay, sỉ nhục trực tiếp đến đối tượng đó. Cũng chính vì vậy mà không biết bao nhiêu vụ án thê lương đã diễn ra

Facebook được sinh ra với nhu cầu giải trí của con người sau những giờ lao động vất vả. Nhưng nếu nhu cầu giải trí ấy trở thành nỗi quan tâm đặc biệt, khiến người ta mất ăn mất ngủ, hàng ngày chỉ lo nghĩ về nó thì quả thật nguy hiểm. Cuộc sống thật có bao nhiêu điều phải lo nghĩ, mà chìm mình trong thế giới ảo, rồi đến một ngày sẽ gặp phải những giông tố bất ngờ.

Vấn đề cấp thiết liên quan rất nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của con người nên cần phải có biện pháp ngăn chặn. Các nhà chính sách, cầm quyền phải có những giới luật đưa ra cho người dùng facebook phải giới hạn thời gian dùng mỗi ngày, giới hạn nội dung xem và quản lí chặt những khu vực có xuất hiện đa cấp hay những chiêu trò lừa đảo. Sức hút của facebook rất lớn, những trò thua vị mà nó mang đến cũng rất hay. Nhưng hãy chỉ để nó là phụ họa cho cuộc sống của ta chứ đừng để cuộc sống của ta đắm chìm trong đó. Đừng biến facebook rở thành “nàng tiên nâu” của thế kỷ 21

Hiện nay khắp nơi có rất nhiều những quán xá, họ treo trên đó tấm biển “hãy nố chuyện với nhau như nhưbgx năm trước đây”, ý thưca con người cũng dần đuoecj nâng cao, họ ý thức dầ về nhưngz tác hại của việc sử dụng facebook quá nhiều. Đó là thông tin râgs đánh mừng cho những nhà hoath động xã hội trren hành trình khai thông tư tưởng cho mọi người.

Muốn xã hội đi lren thì trước hết con người phải khỏe mạnh vêg cả thê xác lẫn tinh thần, chứ không thể què quặt thieeus hụt về bất cứ mặt nào. Bỏ điện thoại xuống, bỏ mạng xã ội xuônga chúng ta sẽ thấy cuộc sống thật này nhiều thứ đẹp hiwn nhiều so với những trang mạng ảo ấy. Hãy sống gần nhau như ngày xưa ta vẫn sống. Đừng để smartphone đẩy cgungs ta ra xa nhau.