Hoàn cảnh ra đời của tùy bút Người lái đò sông Đà

Hoàn cảnh ra đời của tùy bút Người lái đò sông Đà

Hướng dẫn

Người lái đò sông Đà là bài tùy bút xuất sắc của Nguyễn Tuân, điển hình cho cái tài hoa uyên bác cùng phong cách sáng tác phóng khoáng, đầy sáng tạo. Qua việc tìm hiểu bài tùy bút, anh chị hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của tùy bút Người lái đò sông Đà.

Bài tham khảo

Nguyễn Tuân là con người ưa xê dịch, luôn tìm tòi, khám phá để sáng tạo ra những giá trị mới mẻ cho văn chương. Tùy bút “Người lái đò sông Đà” là kết quả của chuyến đi thực tế của nhà văn Nguyễn Tuân lên vùng núi Tây Bắc.

Vào những năm 1958-1960 ở miền Bắc tiến hành xây dựng kinh tế mới, Đảng và nhà nước phát động phong trào kêu gọi nhân dân miền xuôi lên Tây Bắc xây dựng kinh tế để khắc phục những hậu quả do chiến tranh để lại. Tham gia vào phong trào chung của toàn dân, giới văn nghệ sĩ, trong đó có Nguyễn Tuân đã tỏa đi khắp các ngả đường để chung sức với toàn dân cũng là tìm kiếm nguồn sáng tạo nghệ thuật mới. Nếu Tô Hoài lên Tây Bắc để khám phá những phong tục, văn hóa nơi đây, Chế Lan Viên coi Tây Bắc là “mẹ của hồn thơ” thì Nguyễn Tuân đã thực hiện chuyến thực tê slene Tây Bắc để tìm chất vàng mười trong thiên nhiên và con người Tây Bắc.

Người lái đò sông Đà được in trong tập sông Đà (1960),tác phẩm là bài tùy bút xuất sắc bậc nhất trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân. Người lái đò sông Đà là kết quả của chuyến thực tế, là sự cất công tìm kiếm, hòa mình vào thiên nhiên và con người, đó cũng là tác phẩm kết tinh được chất vàng mười đã qua thử lửa của thiên nhiên và con người lao động Tây Bắc hùng vĩ và mơ mộng.