Giới thiệu về tác gia Hồ Chí Minh chi tiết đầy đủ nhất 2020
Hướng dẫn
Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại, nhà chính trị quân sự kiệt xuất của dân tộc Việt Nam mà còn là nhà văn nhà thơ lớn có nhiều đóng góp cho nền văn học nước nhà. Để hiểu rõ hơn về cuộc đời và phong cách sáng tác của Hồ Chí Minh, các bạn hãy cùng tham khảo bài giới thiệu về tác gia Hồ Chí Minh mà chúng tôi giới thiệu dưới đây nhé!
1. Cuộc đời của Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh, một danh nhân văn hóa thế giới, một vị lãnh tụ cao quý, người cha già của dân tộc Việt Nam, ngoài sự nghiệp cách mạng Người còn là một nhà văn, nhà thơ lớn để lại di sản văn học quý giá cho nhân loại.
Hồ Chí Minh sinh năm 1890, mất năm 1969 tại Nam Đàn, Nghệ An, một vùng đất giàu truyền trống hiếu học và lòng yêu nước sâu sắc. Gia đình mang truyền thống của một nhà nho yêu nước, từ nhỏ Hồ Chí Minh đã học nhiều thứ tiếng, học chữ Hán, chữ Quốc ngữ, rồi cả tiếng Pháp, chính vì vậy mà Người rất am hiểu cả về văn hóa, văn học phương Đông và phương Tây.
2. Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh có những quan điểm sáng tác riêng và rất cụ thể, xem văn nghệ là hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng, nghĩa là nhà văn cũng phải góp phần vào công cuộc đấu tranh. Tác giả Hồ Chí Minh khi sáng tác luôn đặc biệt chú ý tới đối tượng thưởng thức, Người cho rằng văn chương trong thời đại Cách mạng phải lấy quảng đại quần chúng làm đối tượng phục vụ.
Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh còn luôn quan niệm rằng các tác phẩm văn chương phải có tính chân thật, nêu lên hiện thực cách mạng, chú ý nêu gương người tốt, việc tốt và phê phán người xấu, việc xấu. Người đặt ra yêu cầu các nhà văn phải chú ý đến hình thức thể hiện, tránh lối viết cầu kì, nặng nề, xa lạ; hình thức của tác phẩm phải thể hiện một cách trong sascg, hấp dẫn, ngôn từ chọn lọc. Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh là một phong cách độc đáo và đa dạng, bắt nguồn từ truyền thống gia đình, lòng yêu nước và sự tiếp thu tinh hoa văn hóa của thế giới.
Trong sự nghiệp sáng tác, thơ và truyện chỉ chiếm một phần nhỏ, còn chủ yếu vẫn là những áng văn nghị luận, chính luận phục vụ cho sự nghiệp chính trị của người. Trong số đó, có những tác phẩm của Hồ Chí Minh được coi như kiệt tác sánh ngang với các thiên cổ hùng văn của dân tộc, đặc biệt là tác phẩm tiêu biểu “Tuyên ngôn độc lập”.