Đoạn thơ mở đầu bài của bài thơ Bên kia sông đuống của Hoàng Cầm

Đoạn thơ mở đầu bài của bài thơ Bên kia sông đuống của Hoàng Cầm

Hướng dẫn

Đề bài: Anh chị Hãy phân tích đoạn thơ mở đầu bài của bài thơ Bên kia sông đuống của nhà thơ Hoàng Cầm

Mở bài Đoạn thơ mở đầu bài của bài thơ Bên kia sông đuống

Cùng với “Tây tiến” của Quang Dũng, “ đồng chí” của Chính Hữu và “bên kia sông Đuống” là những thành tựu quan trọng trong thời ca thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Các tác phẩm này thể hiện một phẩm chất mới trong ca ca trữ tình cách mạng. nó kết hợp hài, nhuần thấm giữa tình cảm riêng tư và hiện thực lớn của cách mạng. Bài thơ “bên kia sông Đuống” kết tinh những nghệ thuật của thơ của ông. Trong đó đoạn thơ mở đầu:

““Em ơi! Buồn làm chi

Anh đưa em về sông Đuống

Ngày xưa cát trắng phẳng lỳ

Sông Đuống trôi đi

Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ”

Thân bài Phân tích Đoạn thơ mở đầu bài của bài thơ Bên kia sông đuống

Mở đầu bài thơ bằng tiếng gọi, một lời an ủi “em ơi buồn làm chi”, câu mở đầu bài thơ đến với nhà thơ như sự vô thức, tiềm thức, nhìn thấy quê hương bị tàn phá, đột nhà thơ như nghe được trong chính bản thân mình từ thôn xóm nào xa nghe vọng bài hát như than thở, như ru em, một giọng nữ trong trẻo nghe rõ mồn một nhưng lại nghe như lúc thời còn thơ dại, và nhà thơ đã cất lời an ủi “em ơi, buồn làm chi”.

“Em” trong thơ Hoàng Cầm thường gắn với những em Kinh Bắc xinh tươi, duyên dáng của ngày lễ hội và ở đoạn cuối của bài thơ thì em Kinh Bắc đó hiện ra rõ nét hơn. Bao giờ về bên kia sông Đuống, anh lại tìm em, em mặc áo yếm, em thắt lụa hồng, êm đi trẩy hội. “Em” ở trong bài thơ chính là hiện thân, hóa thân của quê hương, tác giả mượn em quê hương như một đối tượng trữ tình để bày tỏ tâm tình của mình với quê hương xứ sở. bài thơ thể hiện tình yêu quê hương nhưng nó tha thiết và trìu mến như chính người yêu của tác giả.

“Những người con gái luôn ở trong tiềm thức của tôi và là cảm hứng trực tiếp cho những bài thơ,..mà cái đa tình ở đây đâu đơn thuần là tình yêu đôi lứa, tôi còn dành cái tình yêu ấy cho nơi mình sinh ra” nhà thơ Hoàng Cầm từng chia sẻ như vậy.

“anh đưa em về sông Đuống” chỉ là hành trình trong hoài niệm, trong không gian tâm tưởng dòng sông quê hương đã hiện ra với vẻ đẹp bình yên “bờ cát trắng phẳng lì” nhưng đó chỉ là vẻ đẹp của “ngày xưa” thôi còn bây giờ bị tàn phá đi nhiều rồi. trên mỗi quê hương, địa danh của nước ta, hầu như nơi nào cũng gắn với một dòng sông mà dòng sông của quê hương Hoàng Cầm chính là sông Đuống.

Nhưng nó chỉ là quá khứ mà thôi, nhìn về quá khứ chưa xa đó, bỗng nhiên đổi thay đột ngột, và trong các câu thơ đó mang một nỗi khắc khoải của nhà thơ về quê hương xưa cũ của mình.

“Sông Đuống trôi đi

Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ”

Những câu thơ trên như ngân nga, dòng sông hiện lên vô cùng sống động, chứ không phải là trạng thái tĩnh “trôi đi, giữa dòng cát trắng phẳng lì, sông Đuống giống như một thứ ánh sáng, và ít nhất là nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến, sông Đuống hiện lên như một sinh thể có hồn, nhu có tâm hồn, như ôm ấp lấy quê hương và như đang trăn trở cùng dân tộc.

Nhà thơ từng chia sẻ với độc giả về đoạn thơ trên như sau: “cái dòng sông Đuống nghiêng nghiêng đó đã gắn bó với tôi từ những năm lên 8,9 tuổi và khi tôi xa Kinh Bắc chứng kiến hình ảnh những người phụ nữ trăn trở, suy nghĩ về số phận của mình thì cái dáng nằm nghiêng nghiêng ấy cũng là dáng vẻ suy tư số phận dân tộc”. Sông Đuống giống như một sinh thể có hồn, ôm ấp lấy quê hương

“Xanh xanh bãi mía bờ dâu

Ngô khoai biêng biếc

Đứng bên này sông sao nhớ tiếc

Sao xót xa như rụng bàn tay”

Tác giả sử dụng một loại các từ láy: “xanh xanh, biêng biếc”, câu thơ không nhấn mạnh vào độ xanh và còn thể hiện cái độ sáng, chính vì thế nó hiện lên cả một không gian tràn đầy sức sống, tràn đầy ánh sáng của những bãi mía, bờ dâu, của cánh đồng khoai lúa, của quê hương đẹp tươi và trù phú nhưng tất cả chỉ còn là quá khứ.

“Đứng bên này sông sao nhớ tiếc

Sao xót xa như rụng bàn tay”

Chỉ có một con sông thôi mà bên này là vùng tự do, bên kia là vùng tạm chiếm, đứng bên này sông sao nhớ tiếc, sa xót xa. Mỗi câu thơ như thể hiện sự nghẹn ngào, nức nở và đặc biệt là hình ảnh cuối cùng, chúng ta dường như có cảm giác được một cụ thể và sâu sắc nỗi đau trong lòng nhà thơ. “Sao xót xa như rụng bàn tay”. Tác giả đã chọn so sánh, cụ thể hóa nỗi đau tinh thần, như một nỗi đau thân xác và làm nổi bật được cái xót xa, đày đọa, chia lìa. Chỉ có con người gắn bó với quê hương mình như Hoàng Cầm, xem đó là máu thịt thì mới viết được những câu thơ làm nhói đau tâm hồn và trái tim người đọc như vậy.

Kết luận Đoạn thơ mở đầu bài của bài thơ Bên kia sông đuống

Với đoạn thơ mở đầu đã tạo nên một nỗi xót xa về quê hương giàu đẹp, trù phú, yên bình nhưng bỗng chốc bị chiến tranh làm cho đảo lộn hết tất cả. Quê hương trong tâm tưởng của tác giả nó mới đẹp làm sao, thơ mộng biết bao, thế mà giờ đây chỉ còn là hoài niệm mà thôi.