Đề thi HSG về Hai đứa trẻ:Bắt rễ ở cuộc đời hàng ngày của con người văn nghệ lai tạo được sự sống cho tâm hồn con người
Hướng dẫn
Đề bài.
Bắt rễ ở cuộc đời hàng ngày của con người văn nghệ lai tạo được sự sống cho tâm hồn con người (Nguyễn Đình Thi).
Anh chị hiểu ý kiến trên như thế nào Hãy làm sáng tỏ qua hai đứa trẻ của Thạch Lam.
Nam Cao trong tác phẩm Giăng Sáng từng nói nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối không nên là ánh trăng lừa dối nghệ thuật chỉ là những đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than kia”. Đúng như vậy Cuộc đời là nơi đi tới cũng là nơi xuất bản của văn học nhà văn nhìn nhận cuộc sống từ đó phản ánh vào những trang viết của mình một cách chân thật và sinh động nhất. Bởi thế ta đọc mỗi trăng văn mà như đọc những trang đời từ đó nảy sinh những rung cảm đến mãnh liệt. Có lẽ như vậy mà đã có ý kiến cho rằng “bắt rễ của cuộc đời hàng ngày của con người văn nghệ lai tạo được sự sống cho con người”. Truyện ngắn Hai Đứa Trẻ của Thạch Lam là một minh chứng điển hình cho nhận xét này.
Có một nhà văn đã nói rằng “văn chương bắt nguồn từ cuộc sống nở hoa từ lồng ngực”. Đối tượng mà vẫn học từ xưa đến nay hướng tới vẫn là cuộc sống hiện thực của con người. Cuộc sống hiện thực và con người luôn là chủ thể trong mỗi tác phẩm nghệ thuật. Bởi vậy mà vẫn học bắt rễ từ cuộc đời hàng ngày của con người không chỉ như vậy “0văn nghệ lai tạo được sự sống cho con người”. Văn Chương có nguồn gốc từ cuộc đời nhưng cũng chính từ đó cuộc sống hiện thực mà nó phản ánh lại là yếu tố quan trọng tác động vào lòng con người. Nhìn thấy báo cảnh đời bi thương, ta cảm thấy thương xót, cảm thông thay cho họ, cũng từ đó mà ta mong muốn hướng tới một ngày mai tươi sáng hơn. Tuy bắt nguồn từ chính hiện thực đời sống của bản thân con người, nhưng văn chương lại chính là món ăn tinh thần giúp cho tâm hồn của con người thanh thản hướng đẹp hơn. Đây cũng chính là một chức năng đặc biệt của văn học.
Nguyễn Văn Siêu từng tâm đắc “Văn chương có loại đắng thơ, có loại không đáng thơ”. “Loại đánh thơ là văn chương chuyên chú ở con người, loại không đáng thơ là loại văn chương chuyên chú ở văn chương”. Xưa nay văn học vị nhân sinh vẫn là thứ văn chương bất hủ muôn đời. Văn học sẽ không còn đúng nghĩa nếu nó sa vào cái gì đó thoát ly, viển vông. Bởi thế mà khi viết tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng đã từng nhấn mạnh “các ông cứ nói tiểu thuyết đối với tôi, Tôi muốn tiểu thuyết phải là sự thực ở đời”. Đúng vậy nhà văn phải nhìn nhận và khám phá cuộc sống qua lăng kính của mình, từ đó phản ánh vào văn học một cách khách quan. Văn học từ cuộc sống mà thành, nhưng không có nghĩa là nó sẽ sao chép lại cuộc sống một cách y nguyên, ơi hỡi. Khi đó văn chương chỉ còn là những câu chữ vô nghĩa, vô hồn nằm thẳng đơ trên trang giấy. Nhà văn phải phản ánh một cách tinh vi và có chọn lọc, bởi bức tranh đời sống mà họ tạo ra trên trang sách phần nào tác động đến tâm hồn người đọc và cả những nhân vật trong chính truyện. Đọc một tác phẩm hay, ta không còn thấy gì nữa ngoài sức ám ảnh mà nó mang lại. Cái thần thái, hồn cốt và hơi thở của nhịp sống nhà văn dường như đã thổi vào hồn mỗi nhân vật. Để từ đó họ không đơn giản là những nhân vật, mà nhà văn sáng tạo ra trong thế giới của họ mà như là người thật, việc thật. Người đọc đồng cảm với nhân vật, từ đó đau nỗi đau mà họ phải gánh chịu, buồn nỗi buồn mà họ vướng phải và cùng tìm ra hướng đi tốt đẹp cho tâm hồn. Đây cũng là thiên chức của nhà văn, cũng như văn chương “Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết vì lẽ đó, là người đồng cảm nâng giấc cho những lá cùng đường, tuyệt lệ, những lá bị cuộc sống đẩy đến bước cùng”. Đọc truyện ngắn Hai Đứa Trẻ của Thạch Lam ta càng hiểu thêm cái ngọn nguồn của văn chương và cả sự sống nó mang lại cho tâm hồn con người.
Là một nhà văn nổi tiếng, với lối viết tâm tình và một quan điểm nghệ thuật tiến bộ, Thạch Lam cho rằng, “Đối với tôi văn chương không phải cách đem đến cho người đọc sự thoát li, hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khi giới thành cao và đắc lực mà chúng ta có, nó làm thay đổi xã hội tàn ác và giả dối, nó làm cho tâm hồn con người trong sáng và phong phú hơn”. Cho giảng như vậy nếu Thạch Lam đã sớm thoát ly khỏi thứ văn chương xa rời, hiện tượng chạy theo thị hiếu thẩm mỹ, thời đại. Ông luôn tìm tòi và khám phá để tạo ra thứ “văn chương vị nhân sinh”, gắn liền với hiện thực đời sống và từ đó nâng cao tâm hồn con người.
Hai đứa trẻ chính là một minh chứng điển hình cho thứ văn chương mẫu mực ấy. Thiên chuyện như một bức tranh đời sống thấm đượm nỗi buồn, từ những câu văn, đến tâm trạng con người. Nhưng cũng là từ cái buồn bã đáng sợ đó mà con người mong muốn một cuộc sống ngày mai tươi sáng, tốt đẹp hơn hiện tại cuộc sống tẻ nhạt đến đơn điệu trước mắt.
Khung cảnh trong truyện “Hai đứa trẻ” có lẽ được Thạch Lam sáng tạo ra dựa trên không khí tù túng, ngột ngạt, đơn điệu của nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng 8. Đâu đây ta bắt gặp hình ảnh Phố huyện Cẩm Giang nghèo đói có chợ, có ga tàu, có cánh đồng mênh mông đến hiu quạnh. Phải chăng thạch lam để những trải nghiệm của đời mình, một Phố huyện nhỏ bé nghèo nàn tù túng và rất đỗi tẻ nhạt. Cái buồn ấy nghèo ấy thấm sâu vào cảnh vật và tâm trạng con người.
Câu chuyện mở ra bằng một buổi chiều quê đẹp mà buồn đó chính là hình ảnh rất quen thuộc của buổi chiều quê Việt Nam. Một buổi chiều tà đẹp, gợi buồn, có sự hòa quện nhẹ, nhẹ nhàng giữ âm thanh màu sắc, và đường nét. Có âm thanh của tiếng trống thu không từng hồi một điểm nhẹ vào không gian chậm rãi, khô khan như đang đếm bước đi thời gian. Hòa vào đó là tiếng kêu gian của ếch nhái ngoài đồng tiếng muỗi vo ve trong quán hàng có màu đỏ của “phương tây rực đỏ… áng mây ánh lên màu hồng như hòn than sắp tàn”. Cảnh đẹp là thế nhưng buồn một nỗi buồn thấm thía lòng người Thạch Lam đã thổi cái buồn mơ hồ không rõ ấy vào tâm hồn Liên, để cho bóng tối ngập tràn đầy trong mắt chị. Để từ đó còn buồn hơn cho sự nghèo túng tàn tạ của một Phố huyện này. Thạch Lam đã dựng lên cảnh chiều tàn để làm điểm nhìn cho cái nghèo đói ấy.
Chợ thường là nơi biểu hiện cho sự đông vui, nhộn nhịp của một miền quê, ấy vậy mà ở đây Thạch Lam đã khéo chọn cảnh chợ tàn để liệt tả được cái nghèo xơ xác ấy. “Chợ tàn người về hết, chỉ còn lại vài người bán hàng về muộn đang dọn hàng, trên đất chỉ toàn là rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, vỏ nhãn một mùi âm ẩm bốc lên”. Tất cả cái nghèo đói xơ xác, tiêu điều hiện ra ở đây phiên chợ tàn này, không chỉ có thế “hai đứa trẻ” còn ám ảnh ta bởi một cuộc sống bao trùm là bóng tối, khi Phố huyện về đêm. “Tối, tối hết, tối cả con đường thăm thẳm ra sông con đường qua chợ về nhà các ngõ vào làng lại càng sạm đen hơn nữa”. Bóng tối bao trùm mênh mông và thống trị tất cả trong khi ánh sáng chỉ xuất hiện với tuần suất nhỏ. Đó chỉ là những hột sáng, khe sáng, vệt sáng nhỏ bé, yếu ớt đến tội nghiệp, của ngọn đèn chỉ tí ánh lửa bác siêu, của con đom đóm lập lòe.
Trên cái nền cảnh nghèo đói tàn tạ của Phố huyện, từng kiếp người hiện lên với dáng vẻ đến đáng thương, tội nghiệp. Mẹ con chị tí “ngày mò cua bắt ốc, tối đến lại dọn hàng nước dưới gốc cây bàng này”. Dù biết sớm, hay muộn mà có ăn thua gì nhưng chị vẫn dọn. Hai bà cụ Thi điên nghiện rượu với tiếng cười khanh khách, lảo đảo bước đi trong bóng tối. Đây là chứng tích cho cuộc đời của một người sống nhưng tâm hồn đã tàn quá nửa. Bát phở siêu cùng gánh phở cứu kịp cánh đi rồi lại gánh về hành của bác là một thứ quá xa xỉ ở phố huyện này nên nguy cơ ế lại càng cao. Còn có gia đình bác xẩm làm nghề đàn hát cả gia tài chỉ có mỗi mảnh chiếu rách và chiếc đàn bầu rung bần bật trong im lặng. Ở cái Phố huyện nghèo đói này đến miếng ăn còn không đủ kiếm, thì lấy đâu ra thời gian để thưởng thức âm nhạc. Vì vậy cái nghèo đói luôn rình rập gia đình bác. Cuối cùng là chị Em Liên đây là hai hoàn cảnh đáng thương nhất trong phố huyện thầy mất việc Liên và An phải theo mẹ về quê sinh sống được Mẹ giao cho một quán hàng tạp hóa nho nhỏ để trông coi. Ngày nào cũng như ngày nào, cứ chiều tối mẹ lại ra kiểm tra một lần, nhịp sống cứ quẩn quanh, đơn điệu lặp lại như vậy. Ngày nào cũng như ngày nào. Hai chị em Liên Như hai mầm non thiếu nước đang mọc trên mảnh đất khô cằn vậy. Chừng ấy mảnh đời chừng ấy con người Thạch Lam đã làm sống dậy một xã hội Việt Nam trước cách mạng Tháng 8. Đó là một cuộc sống tù đọng, ngột ngạt, tăm tối, nơi đó có những kiếp người đang tồn tại chứ không phải sống. Đó là thế giới của những hình nhân biết cử động trong thiên truyện “tòa Nhị Kiều” của Xuân Diệu, là một cuộc đời vô nghĩa như trong “quấn quanh” của Huy Cận.
“Quấn quanh mãi với vài ba dáng điệu
Tới hay lui cũng chừng ấy mặt người
Vì quá quen nên quá đỗi buồn cười
Môi nhắc lại cũng chỉ ngần ấy truyện”.
Đây đúng là một cuộc sống đang “nổi váng… đang rỉ ra”, (Sống Mòn – Nam Cao).
Tái hiện lại một cuộc sống nghèo đói đơn điệu tù túng đến đáng thương từ đó Thạch Lam đã nhầm tác động đến tâm hồn trắc ẩn của nhân vật Liên. Khơi gợi lên trong tâm hồn tinh tế nhạy cảm của cô bé bao rung cảm trước cuộc đời trước con người. Nhìn cảnh “những đứa trẻ con nhà nghèo đang nhặt nhạnh những thanh nứa, thanh tre hay bất cứ thứ gì của người bán hàng bỏ lại có thể dùng được”. Mà Liên động lòng thương Liên cũng muốn cho chúng cái gì đó nhưng bản thân chị cũng chẳng có tiền. Sống giữa một đêm tối mênh mông, Liên hướng tới một cái gì đó tươi sáng hơn trong sự u tối này. Cô bé ngây thơ trong trẻo là thế, khi nhìn lên bầu trời đầy sao và tưởng tượng ra hai con vịt đang đi sau ông Thần Nông, nhưng vũ trụ bao la làm mỏi ý nghĩ của chị, nên liên lại hướng mắt về phía ngọn đèn chỉ tí. Nhìn về phía ánh sáng yếu ớt Lê nói đó liên càng buồn và thương hơn cho những kiếp người nơi đây. Liên thương và thông cảm cho chính sự héo úa của cuộc sống, của bản thân mình. Sống giữa cái Phố huyện nghèo nàn tù túng buồn bã này không chỉ riêng Liên mà tất cả người dân phố huyện mong mỏi một điều gì đó tươi sáng hơn đến với cuộc sống của họ. Đoàn tàu từ Hà Nội về như làm thỏa nguyện cái mong muốn đó dù là trong giây lát.
Đoàn tàu đã nhen nhóm lại sự sống trong tâm hồn những người dân nơi Phố huyện bởi nó như mang cả thế giới khác đi qua như một ngôi sao sáng rạch ngang bầu trời đêm đen tối ở đây. Họ tức đến khuya không phải để bán thêm một chút hàng mà là để bù đắp tâm hồn sau một ngày dài buồn tẻ. Bởi thế mà anh đã buồn ngủ ríu mắt mà vẫn giận với chị, “Khi nào tàu đến chị gọi em dậy nhé”. Khi tàu chưa đến thì háo hức chờ mong khi tàu đến thì sung sướng náo nức.
Đoàn tàu sang trọng giàu sang khác hẳn với vẻ nghèo đói tính mình nơi Phố huyện. “Những toa tàu hạng sang những đồng và Kền lấp lánh”. Khi tàu đi rồi Liên còn nhìn theo đến khi ánh sáng mất hút hẳn vào trong bóng tối để lại bao niềm nuối tiếc, chờ mong. Bởi đây là đoàn tàu từ Hà Nội về, nơi mà chị em Liên đã có bao nhiêu là kỷ niệm tươi đẹp. Hai chị em được sống nó rủ được đi chơi bờ hồ và uống những cốc nước lạnh xanh đỏ. Quá khứ thì tươi đẹp Hiện tại thì buồn tẻ mà tương lai thì mơ hồ không rõ. Chỉ đợi đoàn tàu như là hướng về một ngày mai tươi đẹp hơn, đó là sự thức tỉnh của cái tôi cá nhân của Thạch Lam, bắt cặp với sự đồng điệu trong quan điểm sống của Xuân Diệu.
“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”.
Bắt rễ từ cuộc đời hàng ngày của con người văn nghệ lai tạo được sự sống cho tâm hồn con người. Ý kiến này thật đúng đắn, nó để ra yêu cầu sáng tác với người nghệ sĩ rằng. Muốn tạo được một tác phẩm bất hủ thì anh phải phơi bày được hiện trạng cuộc sống vào trong trang viết, cũng từ đó phải nâng đỡ được tâm hồn con người. Điều này cũng đòi hỏi nhà văn phải có tài năng, phải biết sáng tạo thì mới thành công được.
Hai đứa trẻ như một bài thơ trữ tình đượm buồn được Thạch Lam sáng tạo nên nhờ sự phối hợp giữa một bức tranh đời sống sinh động và một tâm hồn nhân văn cao cả. Đó chính là lý do khi đọc văn Thạch Lam người ta thấy quý, thấy yêu./.