Đề bài: Nguyễn Đình Thi đã có ý kiến cho rằng “bắt rễ ở cuộc đời hàng ngày của con người, văn nghệ lai tạo được sự sống cho tâm hồn con người” .Hãy làm rõ qua tác phẩm “Hai Đứa Trẻ” của Thạch Lam
Nhà văn Nam Cao từng nói : “nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối” Nghệ thuật chỉ có thể là những tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than. Nghệ thuật là ánh trăng chân thực nhất, sáng nhất, ấm áp nhất. Tác phẩm nghệ thuật phải đi lên từ hiện thực cuộc sống và tạo nên những rung cảm trong lòng người. Nguyễn Đình Thi đã có ý kiến cho rằng “bắt rễ ở cuộc đời hàng ngày của con người, văn nghệ lai tạo được sự sống cho tâm hồn con người”. Điều này được thể hiện rõ qua tác phẩm “Hai Đứa Trẻ” của Thạch Lam một truyện ngắn đặc sắc của nền văn học trước Cách mạng.
Nghệ thuật là cái đẹp nhưng không những đẹp mà còn phải chân thực, phải bắt rễ ở cuộc đời hàng ngày của con người. Tức là nghệ thuật xuất phát từ hiện thực xã hội, những gì chân thật nhất, sống động nhất của cuộc sống. Khi đó tác phẩm nghệ thuật sẽ lai tạo được sự sống cho tâm hồn con người nghĩa là sẽ mang đến cho con người những cảm xúc những rung động về cuộc sống, giúp con người có cái nhìn đa chiều và để lại trong lòng người những vấn vương sâu sắc.
Ý kiến của nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã thể hiện quan niệm về nghệ thuật và giá trị của nghệ thuật trong đời sống tinh thần của con người. Tác phẩm nghệ thuật chân chính xuất phát từ những gì chân thực nhất gần gũi nhất của cuộc sống hàng ngày sẽ tạo cho người đọc những cảm xúc thân thương những rung động sâu sắc của những ấn tượng khó phai, giúp người đọc biết yêu thương biết xao xuyến bồi hồi trước những biến thái của cuộc sống và của tác phẩm.
Nhà văn Puskin từng nói nghệ thuật là sự mô phỏng của tự nhiên. Thật vậy tác phẩm nghệ thuật chân chính dù có viết về vấn đề gì thì cũng không thể thoát khỏi thực tại cuộc sống được. Tác phẩm nghệ thuật phải bắt rễ từ cuộc sống, hút lấy những gì tinh túy nhất đắt giá nhất như rễ cây chui sâu vào lòng đất, tìm kiếm chất dinh dưỡng. Vậy nghệ sĩ là người có trái tim đa cảm, dễ rung động trước những biến chuyển dù là rất nhỏ của cuộc sống cảm nhận hiện thực theo con mắt riêng, đánh giá sự việc theo quan điểm riêng rồi cẩn thận chắt chiu từng chút 1 để đưa giá trị hiện thực ấy vào trong tác phẩm của mình nhưng nhà văn khi viết về hiện thực không phải sao chép, chụp ảnh nguyên xi rồi mang hiện thực ấy vào trong tác phẩm. Bằng việc sử dụng tài năng của mình sao cho không trần trụi mà vẫn phản ánh được hiện thực vừa có chất trữ tình, êm ái.
Có ai đó từng nói rằng nghệ thuật là sự giãi bày tâm tư, tình cảm của con người không thể giải bày những nỗi niềm của người nghệ sĩ. Nghệ thuật còn có thể giúp cho nhà văn truyền tải những tâm tư, những cảm xúc của mình đến với người đọc giúp người đọc có cảm nhận đúng đắn về tác phẩm của mình. Văn nghệ lai tạo sự sống cho tâm hồn con người khi ta thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật chân chính và có giá trị tâm hồn ta sẽ dấy lên những cảm xúc tươi đẹp mà trước đó ta chưa có. Ta có thể cười cùng với niềm vui của nhân vật, xót xa trước hoàn cảnh éo le của nhân vật, hoặc bồi hồi trước những cảm xúc khó tả đọc những tác phẩm văn học chân chính con người trở nên sống tình cảm hơn trái tim dễ rung động hơn và tâm hồn thì luôn trong sáng và cao đẹp.
Truyện ngắn “Hai Đứa Trẻ” của Thạch Lam là một trong những tác phẩm đem đến cho người đọc nhiều cảm xúc như thế. Thạch Lam một nhà văn đôn hậu, hiền lành có lẽ vì vậy mà nhà văn Thạch Lam Rất đỗi dịu dàng và thiết tha. Thạch Lam không ồn ào, không gay gắt như những nhà văn khác cùng thời. Khi viết về hoàn cảnh hiện thực xã hội Việt Nam trước cách mạng mà ông chọn cho mình những gì nhẹ nhàng nhất, gần gũi nhất ở cuộc sống hàng ngày để tạo nên sự thành công cho các tác phẩm của mình. Truyện ngắn “hai đứa trẻ” của ông một truyện ngắn được rút từ tập “nắng tro
ng vườn” là một tác phẩm có sự khai thác sâu về hiện thực cuộc sống của tầng lớp thị dân thông qua những công việc hàng ngày, không những thế tác phẩm còn tạo cho người đọc những cảm xúc bâng khuâng, da diết trong lòng. Đúng như ý kiến của nhà thơ Nguyễn Đình Thi “bắt rễ ở cuộc đời hàng ngày của con người văn nghệ lai tạo được sự sống cho tâm hồn con người”.
Mỗi loại cây muốn sinh tồn phải có dễ đi sâu vào lòng đất, hút càng nhiều chất dinh dưỡng cây cảnh phát triển tốt tác phẩm. Nghệ thuật cũng vậy càng đào sâu bới kỹ về hiện thực cuộc sống, Tác phẩm có giá trị hiện thức sâu sắc. Truyện ngắn “Hai Đứa Trẻ” của Thạch Lam là truyện ngắn mang những giá trị hiện thực hết sức sâu sắc và sinh động.
Mở đầu thiên truyện Thạch Lam đã cho người đọc thưởng thức bức tranh Phố huyện lúc chiều tà. Đó là một buổi chiều mùa hạ êm ả như ru, có tiếng trống thu không vọng lại từ chòi canh, có tiếng ếch nhái từ đồng ruộng và có cả tiếng muỗi vo ve trong lều. Cả một bức tranh được tô màu đỏ sẫm chỗ đã xám đen lại trong thời khắc của ngày tàn. Có gì đó sáng buồn dờn dợn và cô đơn, trống vắng. Buổi chiều ấy yên ả đến mức nghe được cả những âm thanh nhỏ nhất của sự vật nơi đây. Một con phố huyện nhỏ hẹp và ngày ngày hết chợ họp giữa phố vãn người. Từ lâu người về hết và tiếng ồn ào cũng mất con số đó đã qua thời khắc khổ nạn và đã quay lại sự yên tĩnh vốn có của nó. Thạch Lam không nói rõ chợ phiên ở phố buôn bán những gì. Ông chỉ viết về những gì còn sót lại khi vãn chợ đó là vỏ thị, vỏ quýt, vỏ bưởi ….sót lại trên đất và còn vài người chưa về đang đứng nói chuyện với nhau ít câu dù đòn gánh đã xỏ vào quang. Người đọc cảm nhận được sự chậm rãi trong nhịp sống và cảm nhận thấy buồn, thật nghèo khi những đứa trẻ con đi nhặt nhạnh những thứ còn sót lại trên đất mang về để sử dụng khi trời bắt đầu tối cũng là lúc những kiếp người lầm lũi nơi Phố huyện này lần lượt xuất hiện. Họ là những người dân buôn bán nhỏ với những gian hàng đơn sơ ,chỉ là chị em Liên với cái lều nho nhỏ từng dán bằng những tờ báo nhật trình. Đó là chị Tí bán vài ba cốc nước chè và điếu thuốc lào, gia đình bác Xẩm cùng với cây đàn bầu và manh chiếu mỏng, ngày qua ngày sống bằng việc hát rong xin tiền. Gánh phở của bác Siêu được xem là thứ đồ ăn xa xỉ nhất ở cái Phố huyện nghèo. Vì vậy luôn ế ẩm và ít khách, những con người nơi đây họ mưu sinh bằng những công việc mà ngày nào cũng lặp đi lặp lại, cả gia sản của họ chỉ là những gánh hàng nhỏ với những thứ đồ ăn giản dị, ít ỏi cảnh sống nghèo cứ từ từ được bày ra thông qua ngòi bút của Nhà văn Thạch Lam không những nghèo, buồn tẻ mà người dân nơi đây phải sống trong cảnh sống lạc hậu tù túng khi màn đêm bao trùm lên mọi thứ. Phố huyện cũng chìm trong bóng tối dày đặc, tối hết cả con đường, tới chợ ra ngõ. Con đường men theo sông tự chọn về nhà, bóng tối ấy trước đây đã làm Liên sợ hãi nhưng bây giờ thì cô đã quá quen rồi, và không còn sợ bóng tối nữa. Một không gian tối đen là thế nhưng chỉ điểm xuyến vài tia sáng, yếu ớt bé nhỏ như khe sáng vào từ cửa, vào các nhà khách. Ánh đèn của bác phở siêu của chị tí Và ngọn đèn dầu lùng bùng của chị em Liên nó chỉ là những vệt sáng, những đốm sáng bé nhỏ không thể làm tỏa sáng không gian tăm tối bằng thủ pháp nghệ thuật tương phản giữa ánh sáng và bóng tối. Thạch Lam đã cho người đọc thấy được thực hiện thực của cuộc sống bế tắc, lầm lũi bóng tối ấy là đại diện của đói khổ tù túng lạc hậu mà người dân nơi Phố huyện vẫn chưa thể thoát khỏi. Thạch Lam đã đưa hình ảnh đoàn tàu chạy qua phố huyện và tác phẩm để tạo nên sự khác biệt và tỏa sáng trong toàn bộ diễn biến của câu chuyện, đoàn tàu chạy qua phố huyện như ngôi sao băng vụt qua bầu trời đêm đen tối. Đoàn tàu cũng mang một thứ ánh sáng và âm thanh hoàn toàn khác cảnh sống nơi đây đó là ánh sáng của sự văn minh, hiện đại một cuộc sống mới tươi đẹp hơn. Điều đó trái ngược hoàn toàn với hiện thực cuộc sống con người nơi đây. Và qua điều này Thạch Lam làm nổi bật lên cái nghèo, cái khổ, cái lạc hậu tù túng của những kiếp người lầm lũi sống trong cảnh bế tắc không lối thoát, không cơ hội để phát triển của người dân Việt Nam trước Cách Mạng Tháng 8.
Nghệ thuật phản ánh cuộc sống, nhưng nghệ thuật không thể thoát li thực tại, mà thực tại có biết bao nỗi niềm tâm tư của con người chờ người nghệ sĩ khám phá. Vì vậy tác phẩm nghệ thuật không những phản ánh cuộc sống mà còn tạo nên những cảm xúc cho tâm hồn con người giúp tâm hồn con người thêm đẹp, thêm trong sáng.
Truyện ngắn Hai Đứa Trẻ của Thạch Lam đã tạo nên trong lòng những cảm xúc bồi hồi và dũng cảm, hết sức sâu sắc thông qua tâm trạng của nhân vật Liên. Người nghệ sĩ bằng cách này, cách khác họ đã mang đến cho người đọc những cảm xúc, từ cảm xúc nhân vật trong tác phẩm ngay từ đầu truyện Thạch Lam đã dẫn dắt người đọc vào trong trạng thái suy tư sâu lắng, chiều chiều rồi bất giác trong lòng ta dấy lên cảm giác bình yên, nhưng đượm buồn cũng như nhân vật Liên ta thấy buồn trước thời khắc của ngày tàn nhưng lại không thể hiểu mình buồn vì điều gì và vì lý do gì?
Tâm trạng buồn từ đó theo người đọc xuyên suốt diễn biến của tác phẩm, không những buồn mà còn xót xa thương cảm khi chứng kiến cảnh tượng những đứa trẻ con nhà nghèo đang nhặt lại những đồ bỏ đi của người nghèo. Như vậy thì nghèo đến mức nào nữa? Liên cảm thấy thương xót nhưng không biết mình nên làm gì vì mình cũng chẳng khá hơn chúng. Không chỉ buồn, xót xa về số phận những con người nghèo khổ nơi đây mà còn buồn vì cảnh sống tẻ nhạt ngày nào cũng lặp đi lặp lại những công việc cũ mà cuộc sống lại chẳng khấm khá được chút nào và cũng bởi vì nghèo nên mới buồn, họ làm lối sống đơn giản, thiếu thốn ta cảm thấy chạnh lòng bởi những số phận nhỏ bé này. Họ như bị màn đêm của đói nghèo lạc hậu quấn chặt không thể vùng vẫy cũng không thể thoát ra được một nỗi buồn, không thể nói thành lời đó là sự mơ tưởng về quá khứ đã qua đi và không quay trở lại. Liên nhớ về Hà Nội xa hoa với nhiều vẻ lấp lánh. Hà Nội đông vui sầm uất không như con phố nghèo này, người đọc cảm nhận được sự tiếc nuối,vô vọng, chán nản cuộc sống thực tại của người dân nơi này. Có lẽ thấu hiểu được nỗi niềm đó Thạch Lam đã để đoàn tàu về Hà Nội đi qua phố huyện người dân nơi đây chờ tàu qua không chỉ để buôn bán thêm chút gì đó, mà còn mong muốn được ngắm nhìn cuộc sống mà họ hằng mong ước. Đoàn tàu đi qua khuất rồi nhưng chị em Liên còn đứng theo dõi theo và lặng đi mơ tưởng, có gì đó nuối tiếc hụt hẫng nhưng cũng mơ mộng quá. Người đọc không định rõ đó là gì? Người đọc như theo cảm xúc ấy và ta cảm thấy có gì đó trào dâng trong lòng mình, không những đồng cảm với những cảm xúc và tâm trạng của nhân vật trong truyện, người đọc còn thấy sự bức bối của xã hội muốn lên án, tố cáo một xã hội vùi dập những người dân thấp cổ bé họng khiến họ không thể với đến cuộc sống tươi đẹp hơn. Ta cũng cảm thấy xúc động trước sự những ước mơ thầm kín của con người thể hiện qua cảnh đoàn tàu đến ước mơ đổi đời, cuộc sống thay đổi tốt đẹp hơn.
“Hai đứa trẻ” của Thạch Lam đã khơi gợi trong lòng ta biết bao cảm xúc dạt dào, khiến tâm hồn ta trong sáng hơn, cao đẹp hơn, trái tim ta mềm yếu đi trước những số phận nhỏ bé, lầm lũi ấy.
“Bắt rễ ở cuộc sống hàng ngày của con người văn nghệ lai tạo được sự sống cho tâm hồn con người” ý kiến của Nguyễn Đình Thi đã khẳng định được giá trị của nghệ thuật đối với đời sống tinh thần của con người. Nghệ thuật bắt rễ từ những giá trị chân thực và nghệ thuật chân chính giúp ta sống ý nghĩa hơn, cảm xúc hơn, nhờ vào những giá trị đặc sắc riêng mà “hai đứa trẻ” của Thạch Lam đã trở thành tác phẩm nghệ thuật tạo nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc và được nhiều độc giả yêu quý trân trọng./.