Dàn ý về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác đầy đủ chi tiết

Hướng dẫn lập dàn ý bài văn nghị luận xã hội về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác chi tiết nhất, dàn bài về cái thiện và cái ác ngữ văn lớp 8 9. Thiện và ác là hai cực đối lập thể hiện hai bản chất hoàn toàn trái ngược nhau. Sự phân chia thiện ác không biết đã xuất hiện từ lúc nào hay có lẽ bản chất của nó vốn dĩ không hòa hợp. Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác từ lúc sơ khai chưa bao giờ là quá khứ hoặc có thể nói là nó luôn diễn ra. Không nói xa xôi, chỉ xét trong xã hội loài người hay ngay trong chính bản thân mỗi con người đều tồn tại cái thiện và cái ác. Hai thế lực thiện, ác không ngừng tranh đấu nhằm chi phối và giành quyền làm chủ. Cái thiện và cái ác hướng suy nghĩ và hành vi của xã hội con người theo hai hướng tích cực và tiêu cực. Dàn ý dưới đây cung cấp cho bạn một số gợi ý để phân tích và triển khai tốt hơn bài nghị luận xã hội về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.

DÀN Ý NGHỊ LUẬN VỀ SỰ ĐẤU TRANH GIỮA CÁI THIỆN VÀ CÁI ÁC

I. MỞ BÀI

Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Khái quát suy nghĩ, nhận định cá nhân về vấn đề này (là cuộc đấu tranh không khoan nhượng, diễn ra không ngừng nghỉ, ảnh hưởng đến cuộc sống con người,…).

II. THÂN BÀI

Giải thích khái niệm:

  • Cái thiện là gì? Cái hướng con người đến những phẩm chất cao đẹp, lương thiện, những hành vi tốt và có ích cho xã hội.
  • Cái ác là gì? Cái hướng con người đến những tư tưởng và hành vi xấu gây tổn hại, xúc phạm nghiêm trọng đến đối tượng khác vì mục đích vụ lợi của bản thân.
  • Đấu tranh là gì? Là sự mâu thuẫn giữa hai hoặc nhiều phía khác nhau nhằm chiến thắng và gạt bỏ đối phương.

Biểu hiện của cái thiện:

  • Không nói lời vu khống xúc phạm đến người khác
  • Không hành động với mục đích làm hại đến người khác.
  • Sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ khó khăn với người xung quanh.
  • Có hành động đóng góp cụ thể vào lợi ích chung của cộng đồng.

Biểu hiện của cái ác:

  • Cố ý vu khống, xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác.
  • Hành động bất chấp sức khỏe và tính mạng của người khác vì mục đích riêng.
  • Đổ lỗi khiến người khác phải gánh thay hậu quả và tội danh do những hành vi mà bản thân gây ra.

Biểu hiện của sự dấu tranh giữa cái thiện và cái ác:

  • Trong chính bản thân mỗi người (ví dụ: khi nhặt được một bóp tiền, cái thiện xui khiến con người nên trả lại nó còn cái ác là lòng tham lam muốn giữ lại bóp tiền làm của riêng, trong trường hợp này cái thiện và cái ác trong cùng một con người phải đấu tranh để đưa ra quyết định cuối cùng…)
  • Trong toàn xã hội. (ví dụ: lực lượng cảnh sát và các tổ chức tội phạm là hai hình thái tiêu biểu cho cuộc đấu tranh quyết liệt giữa cái thiện và cái ác, một phía thực hiện mục tiêu bảo vệ và duy trì trật tự xã hội, phía còn lại thực hiện mục đích vụ lợi cá nhân với những hành động xâm phạm và làm tổn hại nghiêm trọng đến xã hội,…).

Lời khuyên:

  • Mỗi cá nhân cần rèn luyện đạo đức, lối sống, tránh những hành vi sai trái.
  • Toàn xã hội nên đoàn kết đấu tranh bài trừ cái xấu cái ác.
  • Giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân trong việc điều chỉnh hành vi và có thái độ đúng đắn đối với cái thiện và cái ác (xa rời cái ác, phát huy cái thiện).

III. KẾT BÀI

Khẳng định lại suy nghĩ, nhận định về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Rút kinh nghiệm cho bản thân, gửi gắm thông điệp cho mọi người.

Nguồn Internet