Dàn ý nghị luận xã hội về đức tính khiêm tốn, dàn bài về lòng khiêm tốn chi tiết

Hướng dẫn làm bài văn nghị luận xã hội về đức tính khiêm tốn của học sinh và mọi người, dàn bài chi tiết về lòng khiêm tốn thật thà dũng cảm giản dị. Một xã hội tiến bộ không bao giờ có thể thiếu những con người biết không ngừng rèn luyện và hoàn thiện bản thân. Sự phát triển và phấn đấu của từng cá nhân làm nên sự phát triển của toàn xã hội. Một trong những yếu tố quan trọng giúp mỗi con người không ngừng rèn giũa và phát triển năng lực chính là lòng khiêm tốn. Khiêm tốn là một phẩm chất đẹp được gìn giữ và kế thừa đến ngày nay bởi những giá trị mà nó mang lại cho xã hội loài người chưa bao giờ có thể phủ nhận. Lòng khiêm tốn không phải sự khách sáo giả dối trong giao tiếp mà là sự tự nhận thức và đánh giá khách quan về bản thân của mỗi cá nhân. Dàn ý bên dưới sẽ góp phần định hướng và đề xuất cho bạn một số bước để triển khai bài viết một cách tốt hơn.

DÀN Ý NGHỊ LUẬN VỀ ĐỨC TÍNH KHIÊM TÔN, LÒNG KHIÊM TỐN

I. MỞ BÀI

Dẫn dắt, giới thiệu về lòng khiêm tốn. Nêu nhận định, đánh giá của bản thân về vấn đề này (là một phẩm chất đáng quý, quan trọng,…).

II. THÂN BÀI

Giải thích khái niệm:

  • Khiêm tốn là gì? Một nét tính cách, phẩm chất đẹp trong việc nhìn nhận và đánh giá bản thân. Bản chất của lòng khiêm tốn chỉ thực sự đúng khi con người thật sự nhận thức được điểm cần phấn đấu của bản thân chứ không phải chỉ nói ngoài miệng.
  • Người có lòng khiêm tốn là người như thế nào? Người không tự mãn, kiêu căn về vị trí và khả năng của bản thân, luôn tích cực rèn luyện để hoàn thiện nâng cao năng lực và không ngừng tiến xa hơn.

Biểu hiện của đức tính khiêm tốn:

  • Nói năng, cư xử lễ độ, nhún nhường với người xung quanh.
  • Biết nhận thức cái chưa đúng, chưa đủ, chưa giỏi của bản thân.
  • Biết học tập và đúc kết kinh nghiệm từ những người giỏi hơn.
  • Biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến của người khác để hoàn thiện mình.
  • Dám thừa nhận khi năng lực của mình thực sự thua kém người khác.

Vai trò của lòng khiêm tốn:

  • Người khiêm tốn nhận được thiện cảm và đánh giá cao từ những người xung quanh.
  • Giúp cá nhân nhận ra thiếu sót để tự hoàn thiện, mài giũa năng lực và ngày càng tiến bộ.
  • Là động lực thúc đẩy sự phấn đấu giúp con người thành công trong mọi công việc.
  • Người khiêm tốn biết lắng nghe và sẵn sàng nhận sai nên thường nhận được sự góp ý hữu ích và giúp đỡ chân thành từ người khác.
  • Lòng khiêm tốn giúp các mối quan hệ với người xung quanh trở nên hài hòa, tốt đẹp.

Lời khuyên:

  • Mỗi người cần trang bị cho mình lòng khiêm tốn.
  • Nên có ý thức khách quan về năng lực của bản thân để tránh những sai lầm gây ra do tự mãn.
  • Nên học cách lắng nghe người khác dù mình đã biết về vấn đề đó, điều này có lẽ sẽ giúp bạn hiểu biết thêm.

III. KẾT BÀI

Khái quát lại nhận định của bản thân về lòng khiên tốn. Đúc kết kinh nghiệm cho bản thân.