Dàn ý nghị luận xã hội về câu “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

Hướng dẫn lập dàn ý bài văn nghị luận về câu nói Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình của Tố Hữu, dàn bài về châm ngôn sống lớp 9 chi tiết.  “Nếu là con chim, là chiếc lá/ Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh/ Lẽ nào vay mà không trả/ Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình” (Một khúc ca xuân- Tố Hữu) là đoạn thơ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc về trách nhiệm và quan niệm về cách sống của con người. Quan niệm sống đẹp được gửi gắm qua đoạn thơ không chỉ có ý nghĩa trong giai đoạn đấu tranh trước mà còn có gia trị qua mọi thời đại. Đến con chim còn biết đóng góp tiếng hót vui, chiếc lá còn biết xanh cho đời thì con người có lẽ nào chỉ biết hưởng thụ mà không biết cống hiến? Dàn ý dưới đây sẽ góp phần định hướng để giúp bạn triển khai tốt bài nghị luận xã hội về câu “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” theo yêu cầu đề bài của sách giáo khoa.

DÀN Ý NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ CÂU NÓI SỐNG LÀ CHO ĐÂU CHỈ NHẬN RIÊNG MINH LỚP 9

I. MỞ BÀI

Dẫn dắt, giới thiệu câu nói “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Nêu suy nghĩ, cái nhìn của em về câu nói này.

II. THÂN BÀI

Giải thích ý nghĩa câu nói:

  • Sống là gì? Sự tồn tại của con người trong môi trường. Trong câu nói này ta có thể hiểu: “sống” ngoài ý nghĩa tồn tại còn mang ý nghĩa là sự hòa nhập, giao thoa giữa người và người trong cộng đồng xã hội.
  • Cho là gì? Là sự trao đi một món đồ, một sự vật hay một thứ gì đó mà không nhận lợi ích. “Cho” trong câu nói có thể hiểu là sự đóng góp giá trị của bản thân cho lợi ích chung của cộng đồng mà không cần đền đáp.
  • Nhận là gì? Là sự tiếp thu, thừa hưởng thành quả hoặc lợi ích từ phía người khác. Trong câu nói trên, có thể hiểu “nhận” là sự tiếp thu mà không biết đáp trả.
  • “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” là câu thơ thể hiện quan niệm sống tích cực được nhà thơ Tố Hữu truyền tải mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp: Cuộc sống chỉ thực sự đúng nghĩa khi con người biết cho đi, biết giúp đỡ, chia sẻ, đóng góp cho cộng đồng mà không phải chỉ biết ngồi không hưởng thụ thành quả của người khác. Con người chỉ thực sự đang “sống” khi biết đóng góp giá trị của mình.

Lợi ích của lối sống biết cho đi:

  • Khẳng định giá trị sống của con người.
  • Tạo ra niềm vui cho bản thân và người xung quanh.
  • Nhận được sự quý mến và trân trọng của mọi người.
  • Gắn kết, hòa giải và làm tốt đẹp hơn mối quan hệ giữa con người với nhau trong xã hội.
  • Làm giàu vốn sống và dễ nhận được sự quan tâm, trợ giúp khi gặp khó khăn.
  • Làm cho xã hội ngày càng phát triển.

Tác hại của lối sống vụ lợi chỉ biết “nhận”:

  • Khiến con người trở nên ích kỷ, nhỏ nhen.
  • Mối quan hệ với người xung quanh trở nên căn thẳng và dễ sụp đổ.
  • Người chỉ biết vun vén cho bản thân sẽ bị cộng đồng tách biệt, cô lập.
  • Khó nhận được sự giúp đỡ của người khác.

 

III. KẾT BÀI

Khẳng định lại quan điểm của câu nói (đúng đắn, ý nghĩa,…). Bàn luận mở rộng vấn đề.

Nguồn Internet