Bình giảng về Người bạn tù thổi sáo trong Nhật ký trong tù

Bình giảng về Người bạn tù thổi sáo trong Nhật ký trong tù

Hướng dẫn

Đề bài: Em hãy bình giảng về bài thơ Người bạn tù thổi sáo trong Nhật Ký trong tù của Hồ Chí Minh

Mở bài Bình giảng về Người bạn tù thổi sáo

Một trong những tác phẩm nổi tiếng viết bằng chữ Hán của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được rất nhiều nhà văn trên thế giới ca ngợi đó chính là tác phẩm “Nhật ký trong tù”, bài “Người bạn tù thổi sáo” là một bài nằm trong tập thơ đó của Bác, tập thơ được sáng tác khi Bác đang bị bắt giam trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch. Dù đang trong cảnh ngục tù vậy mà Người vẫn có thể viết được những tác phẩm lay động lòng người.

Thân bài Bình giảng về Người bạn tù thổi sáo

Tác phẩm “Người bạn tù thổi sáo”, tiếng sáo cất lên làm cho trong lòng tác giả cảm thấy tha thiết nhớ thương, thương người lao khổ và thương nước non đang rên xiết trong xiềng xích, xiềng xích của bọn thực dân, nhân dân vẫn đang trong cảnh mất nước:

“Bỗng nghe ngục sáo vi vu”

(Ngục trung thốt thính tư hương khúc)

Một nơi tối tăm chỉ có các nhà tù với tiếng xiềng xích leng keng, cùng tiếng than khóc, tối tăm thì trong chốn ngục tù chật chội khắc nghiệt bỗng nghe được một tiếng sáo vi vu khiến cho tâm hồn đang trong sự cô đơn hiu quạnh như được hòa quyện cùng với thiên nhiên,bao nỗi phiền muộn trong lòng như được hòa theo cùng tiếng sáo vi vu trầm bổng. Bài thơ lắng sâu man mác một nỗi nhớ thương buồn bã một niềm cảm thông sâu sắc ân tình. Nghe tiếng sáo mà người có thể đoán được lòng người thổi sáo Bác là một con người rất tinh tế nhạy cảm khác thường. Chỉ bất giác nghe được tiếng sáo thôi vậy mà lòng người đã đoán được ngay người thổi sáo đang có tâm sự gì thì thật là một điều tài tình.

Từ tâm hồn người bạn tù thổi sáo thì khúc nhạc quê bỗng vang lên khiến cho tâm hồn người đọc như đang được nghe sáo đang được thưởng thức sáo cùng Bác, tiếng sáo đúng với tâm trạng nỗi lòng trong lòng tác giả khiến người càng thêm nhớ về quê hương đất nước đang trong thời kỳ khó khăn:

“Khúc nhạc tình quê chuyển điệu sầu”

(Thanh chuyển thê lương điệu chuyển sầu)

Một “khúc nhạc tình quê” làm cho tiếng sáo thêm nhẹ nhàng, u sầu khiến người nghe cũng muốn bày dãi nỗi lòng cô đơn và hiu quạnh nơi chốn lao tù. Phải chăng đó chính là tâm hồn của một người đang tha thiết đang nhớ mong quê hương nhưng chưa thể quay về đoàn tụ bên gia đình hay đó chính là do tâm hồn Bác quá thương con người mà trở nên như vậy. Tâm tư Bác trong lúc này là tình cảm nhớ quê hương da diết của Người mà chưa thể quay về. Âm điệu thê lương ấy nói lên trong lòng Bác một nỗi quặn lòng chua xót, mà không thể biểu hiện ra mà giữ chặt kĩ trong lòng. Người bạn tù trong từng tiếng sáo cất lên đã làm Bác quên đi nỗi đắng cay tủi nhục của bản thân mình để hòa chung cùng người bạn tù một nỗi nhớ quê hương da diết tột cùng, giữa cái chốn lao tù khắc nghiệt ấy tâm hồn lớn lao ấy vẫn cảm thông chia sẻ với nỗi đau của người khác thì thật là ấm áp biết bao. Thương nhân dân Bác càng đau khổ quằn quại khi trong những lúc nhân dân đang cần Bác đang cần người thì người lại không thể có mặt để lãnh đạo cách mạng, cùng nhân dân chiến đấu.

Khi cung đàn đã chuyển bậc còn người thì cũng chuyển sang sầu sang buồn bã. Từ sầu ở đây nghe có vẻ nghẹn ngào đau nhói tâm cam. Bác nói nên lòng thương người thương mọi kiếp khổ đau. Tình thương của Bác mênh mông dạt dào như biển cả:

“Muôn dặm quan hà khôn xiết nổi”

(thiên kí qua hà vô vạn cảm)

Những tiếng sáo cất lên đang lan rộng khắp nơi giống những vần thơ như đang lan rộng ra “môn dặm quan hà” tạo nên khoảng cách mênh mông giữa người bạn tù với vợ con, giữa bác với quê hương đất nước. Qua những tiếng sao Bác thương người bạn tù cũng chính là thương dân,Bác mong muốn biết bao được trở về quê hương để phục vụ nhân dân phục vụ đồng bào. Nỗi đau ấy được gửi trọn trong câu thơ ấy. Thương nhớ miên man tê tái tâm hồn rồi cuối cùng ta bắt gặp:

“Lên lầu ai đó ngóng trông nhau”

(khuê nhân cánh thượng nhất tằng lâu)

Nghe tiếng sáo của người bạn tù mà tâm hồn Bác tưởng tượng ra người vợ đang ngóng trông chồng tha thiết. Cũng giống như dân tộc đang ngóng Người về để cùng nhân dân chiến đấu. Tiếng sáo hòa hợp với không gian như vượt qua nghìn dặm, vọng về quê cũ. Có lẽ người vợ quê cũng mơ hồ nhận được nỗi nhớ đồng vọng từ cõi lòng người chồng xa cách. Nàng bước lên một tầng lầu, tưởng ánh mắt sẽ vượt được muôn dặm quan hà, tưởng sẽ không còn bị che khuất bởi núi cách sông ngăn. Nếu chồng đang trở về, nàng sẽ thấy được chồng từ xa, rất xa, ngóng chồng mỗi ngày như vô vọng, không một tin tức, một nỗi lòng con người khó lòng diễn tả. Tâm hồn Bác thật khéo tưởng tượng Bác thì đó chính là cảnh nhân dân đang chờ đón Bác trở về quê hương trở về tổ quốc. Ở trong tù như vậy mà Bác vẫn cảm nhận mọi thứ một cách tinh tế, uyển chuyển, Bác đồng cảm, cảm nhận được nỗi sầu qua những tiếng sáo cất lên của người bạn tù, nơi mà hai nhà tư tưởng yêu nước gặp nhau hài hòa trong sáng lung linh. Lòng yêu nước yêu nhân loại đau thương và tinh thần quốc tế trong sáng của người bạn tù thổi sáo đã hòan thành một khối cao đẹp trong sáng lạ thường.

Kết luận Bình giảng về Người bạn tù thổi sáo

Qua tìm hiểu ta mới thấy được một cách cảm nhận rất lạ thường của vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân ta, một nhà văn nổi tiếng của nền văn học nước nhà. Bài thơ chính là một bức tranh tuyệt đẹp trong thơ ca. Tất cả mọi thứ đều được diễn ra một cách tự nhiên khiến bắt đầu từ người bạn tù thổi sáo. Mọi thứ rất tình cờ nhưng lại trở thành sâu sắc.