Bình giảng đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Đình Thi

Bình giảng đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Đình Thi

Hướng dẫn

Đề bài: Anh chị hãy bình giảng đoạn trích “ Đất Nước” của Nguyễn Đình Thi. Bài làm của một bạn học sinh tại Hà Nội

Mở bài Bình giảng đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Đình Thi

Cảm hứng về Đất nước luôn là cảm hứng của biết bao thế hệ nhà thơ. Đất nước luôn là tiếng gọi thiêng liêng nhất mà mỗi nhà thơ đều dùng những từ ngữ hay nhất để nói về đề tài này. Góp phần làm giàu thêm đề tài này Nguyễn Đình Thi đã mang đến cho nền văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp bài thơ mang tựa đề Đất Nước. Có thể nói bài thơ đã gửi gắm hết những tâm tư tình cảm của Nguyễn Đình Thi đối với Đất nước mình. Mặt khác chúng ta hiểu thêm về định nghĩa Đất nước và sự đứng lên của nhân dân.

Thân bài Bình giảng Đất Nước của Nguyễn Đình Thi

Bài thơ Đất Nước được ghép từ hai bài thơ khác nhau. Đó là “Sáng mát trong như sáng năm xưa” (1984) và “ Đêm mít tinh” (1955). Tuy có sự chắp ghép thế nhưng khi đọc lên ta không hề thấy sự rời rạc. Nó liền mạch cảm xúc thành một bài thơ về Đất Nước thực sự. Mở đầu tác phẩm Nguyễn Đình Thi viết về cảm xúc của mình khi nhớ về mùa thu Hà Nội:

Sáng mát trong như sáng năm xưa

Gió thổi mùa thu hương cốm mới

Tôi nhớ những ngày thu đã xa

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội

Những phố dài xao xác hơi may

Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy

Mùa thu ấy đã xa, và ngày hôm nay khi đứng ở chiến khu Việt Bắc nhà thơ chạnh lòng nhớ mùa thu Hà Nội xưa. Có lẽ là do “sáng nay mát trong như sáng năm xưa” ở Hà Nội. Mùa thu đến mang theo “hương cốm mới” trong làn gió thu se lạnh nhẹ nhàng. Cái cảm giác ấy lại càng làm cho nhà thơ nhớ về mùa thu Hà Nội. Đó là kỉ niệm một buổi sáng chớm lạnh, những con “phố dài xao xác hơi gió heo may”. Trong hoàn cảnh người chiến sĩ ra đi không ngoảnh đầu lại nhưng vẫn biết “ sau lưng thềm nắng lá rơi đầy. Hành động không ngoảnh lại thể hiện cho lí tưởng nhà thơ với cách mạng. Quyết ra đi gìn giữ đất nước này, không ngoảnh đầu lại để không thấy nước mắt của người ở lại rơi.

Nhà thơ nhanh chóng trở về hiện tại của mình. Ngày nay mùa thu đến nhưng tác giả đón mùa thu ấy ở Việt Bắc chứ không phải ở Hà Nội nữa:

Mùa thu nay khác rồi

Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi

Gió thổi rừng tre phấp phới

Trời thu thay áo mới

Trong biếc nói cười thiết tha

Mùa thu nay không còn vẻ buồn ảm đạm như mùa thu chia li trước. Nó là mùa thu vui tươi. Nhà thơ đứng giữa núi đồi nghe tiếng vui theo làn gió thu mang về. Rừng tre phấp phới hay chính lòng người đang phấp phới. Nhà thơ vui vẻ trong tiếng cười nói thiết tha.

Đến đoạn thơ tiếp theo nhà thơ khẳng định chủ quyền đất nước mình. Đất nước tồn tại trong những cái hữu hình và trong cả những cái vô hình nữa.

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

……………………………

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về!

Các hình ảnh lần lượt được nhà thơ liệt kê kết hợp với điệp từ ²của chúng ta² đã nhấn mạnh rằng những hình ảnh trời xanh, núi rừng, cánh đồng thơm mát và những ngả đường bát ngát kia là của chúng ta. Những hình ảnh hữu hình ấy thể hiện được đất nước tồn tại trong chính những gì là hữu hình, là đất đai sông núi mà bấy lâu nay ta vẫn ở. Điều đó khẳng định chủ quyền lãnh thổ vùng trời,vùng đát,vùng biển của ta. Không chỉ tồn tại ở những cái chữ hình mà đất nước còn tồn tại ở những cái vô hình, đó chính là những linh hồn của con người Việt Nam.²Nước chúng ta những người chưa bao giờ khuất², dẫu có chết đi thì cũng chỉ về với đất mẹ kính yêu, ngày đêm những linh hồn ấy vẫn thì thầm trong tiếng đất.

Sau hoàn cảnh ra đi, sau mùa thu tươi vui rạo rực, sau những lời khẳng định về chủ quyền đất nước ta Nguyễn Đình Thi đi vào thể hiện sự đứng lên của nhân dân ta từ những năm tháng đau thương:

Ôi những cánh đồng quê chảy máu

Dây thép gai đâm nát trời chiều

………………………………

Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu

Đã bật lên những tiếng căm hờn

Cảnh tượng dây thép của quân thù như tố cáo tội ác của chúng đối với nhân dân ta. Cánh đồng quê hương yên bình là thế nhưng lại bị chúng biến thành cánh đồng máu. Hãy cũng có thể nhà thơ nói cách điệu đó là trời khi hoàng hôn buông xuống mang một màu đỏ máu dữ dội. Những người lính ngày đêm nung nấu chiến đấu bảo vệ Tổ quốc thì bỗng bồn chồn nhớ đôi mắt của người yêu. Từ những năm tháng thương đau nhân dân ta đã chuyển từ những người chỉ biết đến gốc lúa, củ khoai đã bật lên tiếng căm hờn.

Nhà thơ nói lên những tội ác mà chúng đã làm với nhân dân ta. Đó cũng chính là những đau thương mà ông cha ta phải chịu.

Bát cơm chan đầy nước mắt

Bay còn giằng khỏi miệng ta

Thằng giặc Tây, thằng chúa đất

Đứa đè cổ, đứa lột da…

Chúng đến không chỉ cướp tài nguyên của đất nước ta mà chúng còn biến nhân dân ta thành nô lệ. Bát cơm chan đầy nước mắt mà chúng còn ác tâm giằng khỏi miệng ta. Nhân dân ta tuy hiền hậu như thế nhưng khi đã bật lên những tiếng căm hờn thì chúng cũng không thể nào ngăn chúng ta được:

Xiềng xích chúng bay không khóa được

Trời đầy chim và đất đầy hoa

Súng đạn chúng bay không bắn được

Lòng dân ta yêu nước thương nhà!

Thế rồi từ những đau thương đến uất hận căm hờn ấy dân Việt ta đứnglên giũ bùn trở thành những người lính cách mạng kiên cường bất khuất:

Khói nhà máy cuộn trong sương núi

…………………………………….

Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.

Tiếng kèn gọi quân như thúc giục những người lính lên đường. Đó là không khí hồ hởi hăng say, chuẩn bị tinh thần để bước vào trận đấu một mất một còn. Những người áo vải chân chất giờ đã đứng lên thành những anh hùng. Biết rằng ra chiến trận là nguy hiểm, mỗi bước đều gian nan vất vả thế nhưng dân ta rực sáng về một tương lai tốt đẹp lại hào hứng và quyết tâm dù hi sinh cũng phải dành lại độc lập cho dân tộc.

Kết luận Bình giảng đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Đình Thi

Như vậy bằng giọng văn khi thắm thiết thân thương, khi vui tươi nhung nhớ, lúc lại căm thù giận giữ, rồi hào hùng khí thế, nhà thơ đã mang đến cho chúng ta một hình ảnh đất nước từ những đau thương tủi nhục đến với một đất nước đứng lên với hình ảnh sáng lòa. Áp bức thì sẽ có đấu tranh chính vì thế mà bọn thực dân kia dù ác đến đâu thì nhân dân ta lại kiên cường đứng lên đến đấy.